Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Nuôi Vịt Chạy Đồng

Nuôi Vịt Chạy Đồng
Ngày đăng: 28/12/2011

Những năm qua, người dân đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên, không ai còn lạ gì với nghề nuôi vịt chạy đồng. Sau từng mùa vụ lúa ĐX và HT, trên những cánh đồng ở miền Tây Nam bộ mới vừa thu hoạch lúa xong là có nhiều đàn vịt (từ hàng trăm đến hàng ngàn con vịt) đưa mỏ rút rỉa vào từng gốc rạ, đống rơm để tìm những hạt lúa rơi rụng. Theo nhiều người nuôi vịt chạy đồng ở Đồng Tháp cho biết: Nghề nuôi vịt chạy đồng rất vất vả và cực nhọc. Người nuôi phải chịu cảnh ăn bờ, ngủ bụi, lăn lóc gió mưa, sương nắng và mỗi chuyến chạy đồng phải xa nhà cả tháng. Nếu người nuôi cần cù chăm sóc, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng ngừa bệnh cho vịt kịp thời, cho vịt ăn no đủ ..., sau khoảng trên dưới 3 tháng tuổi, tỷ lệ hao hụt do vịt chết từ 15% - 20%/tổng đàn vịt thì vẫn có lời. Tùy theo người nuôi ít hay nhiều, có người lời từ 1 - 2 triệu đồng đến vài chục triệu đồng.

Ước tính, ở huyện vùng sâu Tam Nông hiện có hơn 200.000 con vịt nuôi thả đồng, còn ở huyện Tháp Mười, Thanh Bình... tỉnh Đồng Tháp mỗi huyện cũng có khoảng trên dưới 250.000 con vịt nuôi thả đồng. Căn cứ vào thời vụ canh tác lúa mà nông dân chọn thời điểm nuôi thích hợp để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Nhiều người khi chuẩn bị thu hoạch lúa ĐX đã tranh thủ mua vịt con giống tốt đem về thả đồng, vừa tiêu diệt các loại côn trùng có hại trên ruộng lúa, giúp lúa sinh trưởng tốt, vừa tạo thêm nguồn thu nhập rất đáng kể. Anh Nguyễn Trọng Đức - ở ấp Tân Thuận thị trấn Thanh Bình có 16 công ruộng, mỗi năm canh tác 2 vụ lúa. Anh thả 1.200 con vịt vào ruộng lúa đúng các thời điểm thích hợp và luôn theo dõi quá trình tăng trưởng cũng như chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn vịt kịp thời. Nhờ đó, anh Đức có nguồn thu nhập từ nghề nuôi vịt chạy đồng hơn 15 triệu đồng...

Nghề nuôi vịt chạy đồng đã và đang giúp không ít hộ nghèo ở vùng quê Đồng Tháp có nguồn thu nhập đáng kể như gia đình anh Thanh ở xã Phú Thọ, vợ chồng anh Lượm - chị Lũy ở xã Tân Mỹ, anh Sáu Quý ở xã Tân Thạnh, anh Tư Thuận ở thị trấn Tràm Chim, anh Tự, anh Bòn ở thị trấn Thanh Bình... và còn nhiều hộ thoát nghèo vươn lên khá giả nữa...


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chăn nuôi vịt con mới nở Kỹ thuật chăn nuôi vịt con mới nở

Chăm sóc vịt theo từng giai đoạn

10/03/2016
Quy trình tiêm vắc xin cho gà, vịt Quy trình tiêm vắc xin cho gà, vịt

Chăn nuôi gia cầm ở tỉnh ta ngày nay phát triển rất mạnh. Bên cạnh đó, các loại dịch bệnh như Newcastle, tụ huyết trùng, cúm gia cầm… vẫn thường xuyên xảy ra gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Để phòng ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh, bảo vệ hiệu quả chăn nuôi, bà con nên chú ý tiêm phòng đầy đủ vắc xin theo quy trình cho đàn gà, vịt của mình.

10/03/2016
Một số kinh nghiệm nuôi vịt thả đồng Một số kinh nghiệm nuôi vịt thả đồng

Chọn vịt con: phải chọn vịt “nóng” tức là vịt mới nở vừa ráo lông, chân láng, lông đuôi thẳng, rốn khô nhẹ chứng tỏ vịt nở đúng ngày. Tránh vịt “nguội” khô chân, rốn ướt, chéo mỏ rất khó nuôi, tốn hao nhiều.

10/03/2016
Vịt trời có bao nhiêu loại - Phần 1 Vịt trời có bao nhiêu loại - Phần 1

Vịt trời có bao nhiêu loại? Gồm những loại gì?

10/03/2016
An toàn sinh học phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm An toàn sinh học phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch heo tai xanh, nhiều người tiêu dùng chuyển qua sử dụng thịt gà, vịt khiến giá cả liên tục tăng cao.

10/03/2016