Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Vẹm Xanh, Lợi Ích Nhiều Mặt

Nuôi Vẹm Xanh, Lợi Ích Nhiều Mặt
Ngày đăng: 20/11/2011

Những năm gần đây, môi trường nuôi trồng thủy sản ở nhiều đầm, vịnh, vùng cửa sông được cảnh báo có nguy cơ bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát. Vấn đề bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản trong các đầm, vịnh, vùng cửa sông đang trở nên cấp thiết, được các cấp, các ngành và ngư dân quan tâm.

Thời gian qua, nhiều ngư dân ở Phú Yên đã được tập huấn kỹ thuật nuôi các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nhất là kỹ thuật nuôi vẹm xanh. Ngoài ra, một số ngư dân và cán bộ kỹ thuật thủy sản ở Phú Yên còn được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi vẹm xanh ở đầm Nha Phu (huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Nhiều hộ được hỗ trợ vẹm giống để nuôi. Tiêu biểu có hộ ông Ngô Xuân Yêm ở xã An Hải (huyện Tuy An) triển khai mô hình nuôi vẹm xanh trên 100 m2 đất bãi ở đầm Ô Loan, với 27.000 con, cỡ 1,5 - 2,5 cm/con.

Kết thúc mô hình, ngoài số tiền thu được từ bán vẹm thương phẩm, một nguồn vẹm giống được sinh sản và phát tán khắp trong đầm, trở thành nguồn lợi tự nhiên. Ngoài ra, môi trường xung quanh khu vực nuôi vẹm được cải thiện đáng kể, một số hồ nuôi tôm sú khu vực này ít xảy ra dịch bệnh và thu được kết quả khá hơn so với các năm trước. Từ mô hình này, nhiều ngư dân và cán bộ trong tỉnh đã đến tham quan học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật nuôi vẹm xanh.

Nuôi vẹm xanh chỉ tốn tiền mua giống, cọc, lưới để buộc giống và công chăm sóc, không cần chi phí thức ăn, kỹ thuật nuôi lại đơn giản, nên dễ thực hiện. Từ lợi ích về kinh tế và môi trường sinh thái mà vẹm xanh mang lại, đầu năm 2005, huyện Tuy An đã hỗ trợ kinh phí cho ngư dân mua 1.200 kg vẹm giống về thả nuôi ở vùng gần cửa đầm Ô Loan.

Vẹm xanh được bà con thả nuôi đã phát triển tốt, giúp họ có thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình. Ngư dân sống gần khu vực đầm Ô Loan cho biết: Ngay sau khi mở rộng quy mô nuôi vẹm xanh, rong câu trong đầm Ô Loan lại xuất hiện nhiều hơn các năm trước, có ngày bà con vớt trên 2 tấn rong tươi, là nguồn thu nhập đáng kể, là tín hiệu cho thấy môi trường nuôi trồng thủy sản ở đầm Ô Loan bước đầu được phục hồi.

Theo Phó giáo sư Nguyễn Chính, nguyên Giám đốc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang: Ở TX Cam Ranh (Khánh Hòa) đã có nhiều hộ ngư dân kết hợp nuôi vẹm xanh trong ao nuôi tôm sú, vừa hạn chế được việc sử dụng hóa chất, vừa tạo sự an toàn cho môi trường trong ao nuôi tôm, nhờ đó tôm phát triển tốt. Đã có nhiều ngư dân ở các tỉnh duyên hải miền Trung làm theo mô hình này.

Nuôi vẹm xanh không những chỉ có lợi ích kinh tế thuần túy, mà còn có tác dụng cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản thông qua cơ chế lọc sinh học của đối tượng nuôi này, góp phần tạo sự cân bằng môi trường sinh thái trong các đầm, vịnh, vùng cửa sông, đồng thời giúp các đối tượng thủy sản khác như tôm sú, tôm hùm, cá mú… phát triển bền vững, các địa phương cần triển khai nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Táo Không Thể Để 9 Tháng Trong Điều Kiện Thường Táo Không Thể Để 9 Tháng Trong Điều Kiện Thường

Các chuyên gia cũng cảnh báo về loại hoá chất có thể được dùng bảo quản hoa quả có tên là 2,4D. Đây là thuốc diệt cỏ rất độc hại, có nguồn gốc từ Trung Quốc, một số nhà sản xuất vì lợi ích kinh doanh đã đưa vào trái cây với mục đích kích thích sinh trưởng và bảo quản được lâu hơn, giúp lớp bọc bên ngoài xanh mơn mởn, nhưng rất nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng.

03/10/2014
Cao Su Nghệ An Gặp Khó Cao Su Nghệ An Gặp Khó

Xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp) là một trong những địa phương có diện tích cao su lớn nhất tỉnh, khoảng 500ha, trong đó diện tích khai thác là 300ha, tập trung chủ yếu ở các xóm như Minh Hòa, Minh Hợp, Minh Thành, Minh Thọ… Các năm trước, mủ cao su được giá nên nhà nào cũng phấn khởi mỗi khi đến kỳ cạo mủ nhưng năm nay thì ngược lại.

03/10/2014
Sản Lượng Cá Ngừ Đại Dương Giảm Sản Lượng Cá Ngừ Đại Dương Giảm

Tại cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang) - cảng cá lớn nhất Nam Trung bộ, không khí nhộn nhịp ngày nào nay ảm đạm đến lạ kỳ. Anh Phan Văn Dũng, một lao động tại cảng, cho biết mấy tháng nay tiền bốc xếp cá sụt giảm bởi lượng cá về cảng ít quá.

03/10/2014
Đổ Nợ Vì Nuôi Lươn Không Bùn Đổ Nợ Vì Nuôi Lươn Không Bùn

Chỉ cần mua 200kg lươn giống nuôi trong sáu tháng sẽ có lời 100-200 triệu đồng. Lời quảng cáo này đã đẩy nhiều nông dân vào cảnh đổ nợ.

03/10/2014
28,5ha Giổi Xanh Tại Huyện Điện Biên Phát Triển Tốt 28,5ha Giổi Xanh Tại Huyện Điện Biên Phát Triển Tốt

Hội thảo “Mô hình trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn (giổi xanh) năm thứ 2 được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh phối hợp xã Thanh Hưng và Thanh Chăn, huyện Điện Biên tổ chức ngày 2/10. Mô hình đầu tư từ nguồn vốn của TTKN Quốc gia, qui mô 28,5ha với 70 hộ tham gia (Thanh Chăn, 14,5ha, 35 hộ; Thanh Hưng 14ha với 35 hộ).

03/10/2014