Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP?

Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP?
Ngày đăng: 21/07/2015

Chỉ là bước thử nghiệm

VietGAP được hiểu là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. Việc áp dụng VietGAP vào trong NTTS là bước cần thiết nhằm đưa nghề thủy sản Việt Nam vào khuôn khổ, từng bước tiến tới thống nhất theo một quy chuẩn chung, góp phần thực hiện mục tiêu chung mà Bộ NN-PTNT đề ra: phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt hơn 80% số hộ nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, sau thời gian dài triển khai áp dụng bộ Quy phạm thực hành VietGAP, mặc dù đã có sự nỗ lực rất lớn từ nhiều phía, nhiều cấp chính quyền địa phương trong triển khai, nhưng kết quả chưa cao. Khảo sát của cơ quan chuyên môn cho thấy, tính đến nay, tại BR-VT trong 4 năm qua, chỉ có 3 hộ NTTS (đều ở xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) áp dụng chuẩn VietGAP. Đó là cơ sở của ông Nguyễn Đăng Nhân (năm 2013), ông Đỗ Lương Tịnh (năm 2014) và mới đây, đầu năm 2015, có thêm cơ sở NTTS Mạnh Cường.

Chi phí cao, thủ tục rườm rà

Kết quả khảo sát từ nhiều hộ dân tại các vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm trên địa bàn tỉnh đều cho thấy, khi triển khai quy trình VietGAP, người nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn: Cần nhiều công lao động và chi phí đầu tư cao hơn, nhưng hiệu quả kinh tế không cao hơn khi nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm từ VietGAP chưa thật sự rõ ràng, thậm chí giá bán bằng với sản phẩm khác nuôi không áp dụng VietGAP.

Anh Nguyễn Đăng Nhân, chủ cơ sở nuôi tôm tại xã Phước Thuận cho biết, để đáp ứng theo các yêu cầu và điều kiện của phía công ty đánh giá chứng nhận, gia đình anh đã phải bỏ ra chi phí vài trăm triệu đồng cho việc đầu tư, cải tạo công trình, làm thêm nhà vệ sinh... Chi phí vụ nuôi vì vậy cũng tăng lên. Tuy nhiên, điều bất hợp lý là khi thu hoạch tôm thương phẩm, giá bán sản phẩm nuôi từ quy trình VietGAP không cao hơn các hộ nuôi bình thường khác là mấy, thậm chí ngang giá khi xuất bán thương phẩm.

Còn theo anh Nguyễn Văn Chính, người quản lý trực tiếp tại cơ sở NTTS Mạnh Cường thì cho rằng, các thủ tục hồ sơ, sổ sách của VietGAP quá rườm rà, thậm chí có những điều, khoản trong bộ quy phạm VietGAP chỉ thật sự hợp lý và phù hợp với những hộ có vốn lớn, trong khi đại đa số người nuôi tại địa phương đều là nuôi ở mức nhỏ lẻ và trung bình, chưa kể đến cơ sở hạ tầng tại đây còn thiếu đồng bộ, dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Anh Nhân cũng cho biết thêm, có một số loại phí chưa thật sự hợp lý trong đánh giá chứng nhận và gia hạn của VietGAP. Đó là phí đánh giá giám sát giữa kỳ, phí gia hạn của phía công ty đánh giá chứng nhận còn khá cao, giấy chứng nhận chỉ có giá trị trong vòng 2 năm... Với các lý do nêu trên, anh Nhân cho biết gia đình sẽ xem xét và tính toán thật kỹ việc gia hạn cho cơ sở nuôi của mình vào cuối năm nay, 2015. Cũng chính từ các thủ tục rườm rà, các loại phí còn cao... đã phần nào làm nản lòng những hộ đang áp dụng và cả các hộ có ý định tham gia, từ đó sẽ khó thuyết phục người dân tham gia đại trà, anh Nhân cho biết thêm.

Ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản cho biết, Chi cục đã tham mưu Sở NN-PTNT tỉnh xây dựng 3 mô hình áp dụng tiêu chuẩn nuôi áp dụng VietGAP tại huyện Xuyên Mộc. Chi cục cũng đã tổng kết, rút kinh nghiệm và có hướng đề xuất với Sở NN-PTNT kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, chỉnh sửa các bất cập nêu trên.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Hộ Ở Xã Hữu Vinh Hiệu Quả Kinh Tế Hộ Ở Xã Hữu Vinh

Trong những năm qua, nền kinh tế của xã Hữu Vinh (Yên Minh) luôn đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần; sự sung túc, no ấm đang hiện hữu trước vùng quê nơi đây. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.

28/10/2014
Tiềm Năng Và Giải Pháp Cho Một Số Sản Phẩm Có Lợi Thế Trong Lĩnh Vực Chăn Nuôi Tiềm Năng Và Giải Pháp Cho Một Số Sản Phẩm Có Lợi Thế Trong Lĩnh Vực Chăn Nuôi

Bên cạnh đó, tỉnh ta có nhiều giống vật nuôi bản địa quý hiếm thích nghi tốt với điều kiện vùng cao, khí hậu khắc nghiệt và có giá trị kinh tế cao như bò vàng vùng cao, lợn đen Lũng Pù, gà đen... đây cũng chính là những giống vật nuôi thế mạnh của tỉnh.

28/10/2014
Vì Sao Diện Tích Ngô Vụ Đông Liên Tục Sút Giảm? Vì Sao Diện Tích Ngô Vụ Đông Liên Tục Sút Giảm?

Chúng tôi về Lâm Thao khi thời vụ trồng ngô đông đã kết thúc, lác đác trên các cánh đồng chỉ còn những nông dân đang làm đất gieo vãi rau, đậu… Nhìn những cánh đồng vẫn trơ gốc rạ, cho thấy thêm một vụ đông khó đạt kế hoạch về diện tích. Đây đang là thực trạng của sản xuất vụ đông nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh.

28/10/2014
26,3 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Chè 26,3 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Chè

Đến hết tháng 9-2014, trên địa bàn tỉnh có 61 cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè xanh, chè đen và các loại chè cao cấp có công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày trở lên và khoảng 750 cơ sở chế biến chè xanh thủ công với tổng công suất thiết kế khoảng 1.200 tấn búp tươi/ngày.

28/10/2014
Sản Lượng Ngành Chăn Nuôi Tiếp Tục Tăng Trưởng Sản Lượng Ngành Chăn Nuôi Tiếp Tục Tăng Trưởng

Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khá và tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể trong 3 quý đầu năm: Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 2,6 ngàn tấn, tăng 4%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 4,6 ngàn tấn, tương đương cùng kỳ; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 67,6 ngàn tấn, tăng 4,3%; sản lượng gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 15,9 ngàn tấn, tăng 7,7%...

28/10/2014