Nuôi Trĩ Đỏ Khoang Cổ Ở Hà Nội

Để phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện.
Chim trĩ đỏ khoang cổ là động vật hoang dã có trong sách Đỏ cần được bảo tồn. Năm 2006, Trung tâm Thực nghiệm & bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi đã nhân nuôi bảo tồn thành công loài chim này và cho triển khai nhân rộng. Do nhiều đặc tính tốt như năng suất thịt, trứng cao, con trống 6 tháng tuổi đạt 1,6 - 2,0 kg, con mái 1,2 - 1,5 kg, mái đẻ 90 - 100 trứng/năm; thịt, trứng thơm, ngon và bổ, Viện Chăn nuôi có chủ trương chuyển chim trĩ đỏ khoang cổ từ động vật hoang dã, quý hiếm thành vật nuôi phổ biến, cung cấp thịt, trứng cho người tiêu dùng. Là địa phương đi đầu trong việc nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn thành phố, trong quá trình triển khai mô hình, Trạm Khuyến nông Đan Phượng đã tổ chức cho nông dân tham quan học tập, tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ 100% giống ban đầu, một phần thức ăn... Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đã cho kết quả khả quan, có thể nhân ra diện rộng. Chăn nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhiều hộ thu được 15 - 20 triệu đồng từ chim thịt (100 con) và 70 - 80 triệu đồng/năm từ 20 - 30 chim mái đẻ. Từ thành công bước đầu của mô hình, năm 2013 Đan Phượng có gần 100 hộ nông dân nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ tại các xã Phương Đình, Hạ Mỗ, Đan Phượng, Song Phượng, Đồng Tháp, thị trấn Phùng... Mô hình đang trở thành điểm tham quan, học tập cho nông dân. Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng sẵn sàng tư vấn, trao đổi kinh nghiệm nuôi chim, cung ứng con giống, chim thịt cho thị trường và nông dân.Có thể bạn quan tâm

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh An Giang đã quy hoạch tiểu vùng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn với quy mô 25.000 ha, sản xuất từ 2 đến 3 vụ/năm, nâng tổng diện tích này trên 60.000 ha/năm.

Những ngày này, nông dân trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Nhiều bà con cho biết, chưa năm nào hồ tiêu vừa được mùa lại được giá như năm nay.

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xuất hiện một số đối tượng thủy sản nuôi có nguồn gốc nước ngoài được người dân đưa vào nuôi. Cụ thể như cá chạch sụn Đài Loan, tôm thẻ chân trắng. Trong đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi ở vùng nước lợ, về mặt pháp lý chưa có văn bản nào khuyến khích nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.

Từ tháng 2, bà con ngư dân 3 xã biển trên địa bàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc bước vào vụ khai thác sứa biển. Đây là một nghề khá mới nhưng đã góp phần quan trọng giúp người dân xóa đói giảm nghèo.

Trước đó, như Báo Quảng Ngãi điện tự đã phản ánh, từ khoảng đầu tháng 2 vừa qua, tại khu vực hồ chứa Nước Trong, nằm trên địa bàn 2 xã Sơn Bao (Sơn Hà) và xã Trà Thọ (Tây Trà) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống hàng chục hộ dân trong vùng.