Nuôi tôm VietGAP đảm bảo 4 An

Cuối tuần qua, tại TP.Vinh (Nghệ An), hàng trăm đại biểu cán bộ và nông dân đã tham dự Hội thảo Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP tại các tỉnh ven biển phía Bắc.
Hội thảo do do Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) và Sở NNPTNT Nghệ An phối hợp tổ chức.
Hạn chế dịch bệnh, nâng hiệu quả lên 30%
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc TTKNQG khẳng định:
“Nếu nông dân nuôi tôm theo dự án VietGAP mà tuân thủ đúng các quy trình thì chắc chắn sẽ hạn chế được dịch bệnh, hạn chế chi phí đầu tư và tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả lên đến 15 -30%, thậm chí có những vùng lợi nhuận tăng đến 35%”.
Ban cố vấn trao đổi với các đại biểu và bà con nông dân tại hội nghị.
Ông Tiêu cho biết, vấn đề lo lắng nhất của người dân là là thế nào để con tôm giảm bớt được dịch bệnh.
Ông chia sẻ với dự hội nghị câu chuyện: Một lần ông về công tác ở Quảng Ninh, có nông dân đã nói rằng nuôi tôm theo quy trình của VietGAP “khó như vậy, dài như vậy làm sao chúng tôi theo được”.
Tuy nhiên, sau khi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tỉ mỉ, thấy được lợi ích của việc nuôi tôm theo VietGAP, đặc biệt là hạn chế dịch bệnh ở tôm, giải quyết nỗi lo cho bà con, nông dân ấy đã thay đổi nhận thức hoàn toàn và khẳng định “nếu nuôi tôm theo VietGAP có thể hạn chế được dịch bệnh thì chúng tôi chắc chắn sẽ làm theo”.
Ông Tiêu nhận định, khó khăn nhất đối với việc nuôi tôm tại các tỉnh ven biển phía Bắc là vấn đề cơ sở hạ tầng cũ kỹ, phần lớn diện tích đất trước đây đều dùg để phát triển nông nghiệp, hệ thống thủy lợi dùng phục vụ cho nông nghiệp...
Đến khi chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, nếu bà con tiếp tục sử dụng nguồn nước từ hệ thống cũ, dịch bệnh xảy ra ở tôm là điều không tránh khỏi, chưa kể đến những tác hại đối với môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm không đảm bảo.
Ông Tiêu khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.
Ông Tiêu nhấn mạnh, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo chi phí thấp nhất mà hiệu quả cao nhất.
Theo số liệu so sánh của TTKNQG, hiệu quả kinh tế/ha đối với hộ áp dụng VietGAP so với hộ không áp dụng VietGAP năm 2014 tại một số địa phương hầu hết đều tăng hơn 30% (Quảng Ninh tăng 35%, Hải Phòng 36%, Khánh Hòa 35%).
Xu hướng tất yếu là VietGAP
Ông Lê Ngọc Quân - Chủ nhiệm dự án Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP, cho rằng: “Phát triển nuôi tôm theo VietGAP là điều rất cần thiết và tối ưu nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường trong nước, hướng tới mở rộng ra thị trường quốc tế.
Vì vậy, cần nhân rộng hơn nữa các mô hình nuôi tôm theo VietGAP ở các tỉnh ven biển phía bắc nói riêng và trên cả nước nói chung”.
Theo ông Kim Văn Tiêu, Nghệ An là một trong những tỉnh có nhiều mô hình nuôi tôm tiêu biểu để nông dân học tập.
Theo ông, để nhân rộng hiệu quả các mô hình nuôi tôm VietGAP thì vấn đề cốt lõi là đào tạo nghề cho nông dân.
Thời gian tới, TTKNQG sẽ tích cực đào tạo, tập huấn cho bà con kỹ thuật nuôi tôm thẻ VietGAP, tổ chức nhiều hơn nữa các hội nghị, hội thảo, xây dựng các mô hình trình diễn hiểu quả.
“Phải làm sao để dân nhìn, dân biết, dân tin tưởng rồi sau đó tự người dân sẽ nói với người dân về hiệu quả, lợi ích của việc nuôi tôm theo VietGAP” - ông Tiêu nhận định.
Lợi cho nhà nông, doanh nghiệp, người tiêu dùng
Theo ông Tiêu, khi người nuôi tôm thực hiện đúng theo quy trình của VietGAP, họ sẽ tiết kiệm được thời gian nuôi (rút ngắn khoảng 20 -30 ngày so với nuôi tôm không theo VietGAP), hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí thức ăn và tăng tỷ lệ sống, tăng hiệu quả sản xuất, kiểm soát an toàn thực phẩm.
Đối với doanh nghiệp, khi thu mua sản phẩm tôm nuôi theo VietGAP, họ có được sản phẩm an toàn, vừa tiết kiệm chi phí kiểm dịch, vừa đảm bảo uy tín chất lượng của doanh nghiệp.
Còn đối với người tiêu dùng, sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm, được sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng với giá thành tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm.

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, tránh được dịch bệnh, mang lại thu nhập cao, ngày 10/10, Chi cục nuôi trồng thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, với sự tham dự của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản trong và ngoài nước, các công ty, các trại sản xuất tôm giống cùng hàng trăm hộ dân nuôi tôm tại tỉnh.

Sinh năm 1983, đến nay anh Đào Trọng Hiệp, xã Thủ Sĩ (Tiên Lữ - Hưng Yên) đã là chủ một trang trại chuyên sản xuất lợn giống và nuôi lợn thịt, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho mọi người trong gia đình.