Nuôi tôm trong nhà kính đạt hiệu quả kinh tế cao

Đây là dự án nuôi tôm siêu thâm canh với công nghệ cao trong nhà kính của Israel. Tập đoàn Việt Úc đã triển khai thả nuôi giai đoạn 1 từ tháng 3-2015 đến nay, với 14 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, mật độ 200 - 500 con/m2; năng suất đạt bình quân 40 - 60 tấn/ha, cao gấp nhiều lần so nuôi thông thường.
Ưu điểm của mô hình này là ứng dụng công nghệ tiên tiến, toàn bộ ao nuôi nằm trong nhà kính được lót bạt, nước trong ao nuôi có thể xử lý, tiết kiệm và sử dụng nuôi đến 10 năm mới thay nước một lần…
Theo các nhà chuyên môn, mấy năm gần đây tình hình nuôi tôm ở ĐBSCL cũng như nhiều nơi khác gặp bất ổn, dịch bệnh lan rộng làm tôm chết tràn lan và rất khó phòng trị. Rất nhiều hộ ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh… tạm ngưng nuôi vì thua lỗ kéo dài.
Mặt khác, giá tôm từ đầu năm đến nay giảm mạnh, cộng với tình hình xuất khẩu khó khăn… khiến người nuôi và doanh nghiệp chế biến điêu đứng. Hiện tại, tìm ra mô hình nuôi tôm an toàn, hạn chế dịch bệnh… là vô cùng cấp thiết.
Vì vậy, thành công bước đầu của mô hình nuôi tôm trong nhà kính ở Bạc Liêu, cần được nghiên cứu nhân rộng; bởi năng suất cao, đảm bảo truy suất nguồn gốc, đảm bảo về môi trường và có thể nuôi theo qui mô lớn…
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, Dak Lak hiện có gần 10.000 ha hồ tiêu, trong đó diện tích đang kinh doanh trên 6.000 ha, vượt gần ½ so với quy hoạch. Việc nông dân chạy theo phong trào, ồ ạt trồng tiêu khiến nhiều người phải trắng tay vì tiêu chết hàng loạt do sâu bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm.

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có Quyết định số 1469/QĐ-UBND về việc công bố dịch bệnh Đốm trắng và bệnh Hội chứng hoại tử gan, tụy cấp tính trên tôm sú nuôi tại xã Hải Lạng (huyện Tiên Yên).

Đến xã Mường Than vào một ngày đầu tháng 7, qua trò chuyện với lãnh đạo xã chúng tôi được biết, vài năm qua, trên địa bàn xã, việc bắt ong rừng về nuôi lấy mật đang được bà con nơi đây phát triển thành phong trào, mang lại thu nhập đáng kể.

Theo thống kê của Cục Hải quan Lào Cai, đến thời điểm này đã có hơn 12.000 tấn vải quả tươi được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.

Hiện dừa khô tại tỉnh Bến Tre được thương lái đến tận vườn thu mua chỉ còn ở mức 60.000-65.000 đồng/chục(mua dạng xô, thương lái tự bẻ dừa); còn giá thu mua tại vựa và nhiều nhà máy chế biến dừa cũng chỉ còn ở mức 80.000-95.000 đồng/chục.