Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân

Nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân
Ngày đăng: 16/07/2015

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính được Tập đoàn Việt - Úc triển khai chia thành 2 giai đoạn với diện tích 50ha nuôi tôm thẻ chân trắng, tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng. Trong đó, diện tích mặt nước thả nuôi gần 21ha với 70 ao nuôi. Sau hơn 3 tháng thả giống với mật độ từ 200 - 500 con/m2, tôm nuôi trong các ao đều phát triển tốt, đạt hiệu quả 100%. Tại lễ thu hoạch tôm cho thấy, năng suất mỗi ao đạt từ 2 - 4 tấn, tương đương 40 - 80 tấn/ha/vụ, 120 - 240 tấn/ha/năm. Ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt - Úc cho biết: “Tôm nuôi trong nhà kính của Tập đoàn Việt - Úc đảm bảo được các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm do quy trình nuôi ứng dụng công nghệ vi sinh, không sử dụng chất kháng sinh, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Ưu điểm của mô hình là cho năng suất cao và ổn định, giảm diện tích đất sử dụng, kiểm soát được vùng nuôi và dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do thời tiết, giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường... Đây là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm”.

Phát biểu tại lễ thu hoạch tôm, Bí thư Tỉnh ủy - Võ Văn Dũng đã chúc mừng thắng lợi vụ thu hoạch đầu tiên của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính của Tập đoàn Việt - Úc. Đồng thời cho rằng thành công của mô hình không chỉ góp phần nâng cao vị thế của ngành tôm Việt Nam, mà còn góp phần xây dựng tỉnh Bạc Liêu trở thành “thủ phủ nghề tôm” ở khu vực ĐBSCL cũng như cả nước.

Dự án nuôi tôm trong nhà kính của Tập đoàn Việt - Úc tại Bạc Liêu được chia thành 2 giai đoạn với tổng cộng 23 trại. Trong đó, giai đoạn 1 đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động 5 trại. Giai đoạn 2 gồm 18 trại còn lại sẽ hoàn thiện vào tháng 3/2016. Dịp này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Cao Đức Phát đã trao giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho Tập đoàn Việt - Úc. Đánh giá về mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính của Tập đoàn Việt - Úc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Cao Đức Phát cho rằng: “Nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính của Tập đoàn Việt - Úc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện trong quá trình nuôi tôm. Từ đó hạn chế những rủi ro do dịch bệnh - vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay trong ngành nuôi tôm. Về khả năng nhân rộng của mô hình, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Cao Đức Phát đánh giá, trong tương lai, công nghệ này sẽ được áp dụng rộng rãi trên cả nước, không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn hướng tới các hộ gia đình. Từ những ưu điểm của mô hình, việc nuôi tôm theo công nghệ này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nông dân”.

Xác định thế mạnh kinh tế của Bạc Liêu là con tôm, cây lúa, bên cạnh những mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, tỉnh Bạc Liêu cần tiếp tục hỗ trợ nông dân nuôi tôm, nhất là các hộ sản xuất nhỏ, lẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Cao Đức Phát dẫn đầu; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành tỉnh đến tham quan thực tế Công ty TNHH MTV Huy Long An - Bạc Liêu.

Đây là công ty chuyên nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh với tổng diện tích sản xuất 49ha. So với các doanh nghiệp, hộ nuôi tôm khác trong tỉnh, doanh nghiệp Huy Long An - Bạc Liêu đã đầu tư và áp dụng một số kỹ thuật mới vào nuôi trồng thủy sản. Song, năng suất và sản lượng của các ao nuôi hàng năm vẫn chưa đạt hiệu quả cao và ổn định. Sau khi tìm hiểu về hoạt động của doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Cao Đức Phát đề nghị: Doanh nghiệp cần mạnh dạn ứng dụng các kỹ thuật mới trong nuôi trồng thủy sản vào sản xuất, nhất là kỹ thuật nuôi tôm và chất lượng nguồn giống để nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi trong thời gian tới.

Đoàn cũng đến tham quan mô hình tôm - lúa của ông Trần Thanh Ẩn (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long). Được biết, ông Ẩn có 2ha áp dụng mô hình sản xuất 2 vụ tôm - 1 vụ lúa, thu nhập khoảng 350 triệu đồng/ha/năm. Đây là mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp, bền vững đối với nông dân huyện Phước Long. Qua tìm hiểu thực tế, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Cao Đức Phát đề nghị Sở NN&PTNT Bạc Liêu và các viện, trường có liên quan của Bộ NN&PTNT nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là nâng cao chất lượng con giống để năng suất đạt cao hơn.

Đồng thời, Bạc Liêu cần tổ chức tốt vùng liên kết sản xuất nông nghiệp, trong đó liên kết nuôi trồng thủy sản cho các hộ nông dân để chuyển giao khoa học - kỹ thuật, giúp họ tiếp cận với phương cách sản xuất mới, thay đổi tư duy trong sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng nông sản đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới. Có như thế, đời sống nông dân mới thật sự phát triển, nông thôn mới của Bạc Liêu thật sự thành công, bền vững và toàn diện.


Có thể bạn quan tâm

Cần Giải Thích Cá Lăng Nuôi Trong Lồng Chết Hàng Loạt Cần Giải Thích Cá Lăng Nuôi Trong Lồng Chết Hàng Loạt

Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.

27/11/2013
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

27/11/2013
Nuôi Bò Sữa Hướng Làm Giàu Của Nông Hộ Khmer Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Nuôi Bò Sữa Hướng Làm Giàu Của Nông Hộ Khmer Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Mỹ Xuyên là huyện có địa hình nhiều sông rạch, không xảy ra triều cường lũ lụt, có nguồn nước ngọt, nguồn cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp dồi dào rất thuận lợi cho nghề chăn nuôi bò, bò sữa. Trong những năm qua, từ dự án nâng cao đời sống nông thôn, phong trào chăn nuôi bò sữa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã phát triển mạnh tập trung ở các xã có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống như: Đại Tâm, Tham Đôn, thị trấn Mỹ Xuyên, Thạnh Quới... đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, nhiều gia đình nhờ nuôi bò sữa nay được thoát nghèo vươn lên khá, giàu, thu nhập mỗi năm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.

27/11/2013
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tằm Ăn Lá Sắn Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tằm Ăn Lá Sắn

Xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng) là địa phương trồng sắn (khoai mì) khá phổ biến. Tại đây, bà con nông dân đã tận dụng nguồn lá sắn để phát triển mô hình nuôi tằm. Mô hình này mở ra triển vọng mới, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.

27/11/2013
Cùng Lúc Dịch Cúm Gia Cầm Và Heo Tai Xanh Tái Bùng Phát Cùng Lúc Dịch Cúm Gia Cầm Và Heo Tai Xanh Tái Bùng Phát

Theo thông tin từ Trạm Thú y huyện Phú Tân (Cà Mau), đàn gia cầm 63 con của hộ bà Nguyễn Thị Phượng, ấp Quảng Phú, xã Tân Hưng Tây bệnh chết ngày 14/11 vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút cúm gia cầm H5N1.

27/11/2013