Nuôi Tôm theo hướng VietGAP để đảm bảo an toàn

Thời gian gần đây, vấn đề lo lắng nhất của người nuôi Tôm chính là làm sao giảm được dịch bệnh.
Các nghiên cứu đánh giá tác động của nghề nuôi trồng thủy sản đến môi trường xung quanh và của môi trường tác động đến nghề nuôi thủy sản đang rất được quan tâm.
Vì cùng với sự gia tăng về diện tích nuôi Tôm nước lợ thì môi trường càng bị ô nhiễm, dẫn đến dịch bệnh xảy ra nhiều hơn.
Ông Diệp Thành Nhơn – hộ nuôi tôm ở xã Trung Bình, huyện Trần Đề cho biết: “Bà con nuôi Tôm luôn xác định trong quá trình nuôi ít nhiều cũng có dịch bệnh xảy ra, nên bà con luôn tuân thủ theo lịch thời vụ, thường xuyên theo dõi độ mặn, vệ sinh môi trường… phải quản lý cho tốt để hạn chế thiệt hại”.
Thực tế qua thời gian áp dụng, tại các tổ chức được hỗ trợ áp dụng mô hình VietGAP, đã từng bước thấy rõ hiệu quả, trước nhất là kiểm soát an toàn môi trường ao nuôi Tôm, từ đó hạn chế rõ rệt tỉ lệ Tôm nuôi bị thiệt hại.
Ông Ngô Công Luận – Giám đốc HTX Nông ngư 14/10 ấp Hòa Nhờ A, xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Nuôi theo mô hình VietGAP có những thuận lợi như cắt được mầm bệnh, dịch bệnh trên Tôm được kiểm soát, môi trường nuôi an toàn.
Tăng cường sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi để hạn chế lượng kháng sinh, hóa chất trong ao, giảm chi phí trong quá trình nuôi.
Vụ nuôi năm rồi tôi áp dụng mô hình VietGAP rất thành công”.
Theo thạc sĩ Phan Bạch Vân – Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng: “Về nuôi Tôm theo mô hình VietGAP, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tổng kết, rút kinh nghiệm những mô hình nuôi thí điểm để rà soát những tiêu chí mà khả năng người dân thực hiện được và những tiêu chí nào cần có sự hỗ trợ của Nhà nước”.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người nuôi tôm cách xử lý nước trong ao nuôi Bên cạnh đó, khi người nuôi Tôm thực hiện đúng các quy trình VietGAP sẽ tiết kiệm được thời gian, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí thức ăn và tăng tỉ lệ Tôm sống, tăng hiệu quả sản xuất, tăng độ an toàn thực phẩm.
Đối với doanh nghiêp, khi thu mua Tôm nuôi theo VietGAP, sẽ có được sản phẩm an toàn, giảm chi phí kiểm dịch, vừa đảm bảo uy tín doanh nghiệp.
Đối với người tiêu dùng, sẽ không phải lo lắng về an toàn thực phẩm, được sử dụng sản phẩm với giá thành hợp lý.
Do đó, tuy việc nhân rộng mô hình này còn nhiều khó khăn, nhưng việc phát triển nuôi Tôm theo VietGAP sẽ trở thành xu hướng chung mà nông dân nên nghĩ đến và làm theo, để phát triển ngành nghề nuôi thủy sản theo hướng lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Tôi sinh ra và lớn lên trên vùng đất Sơn La, nên nỗi khổ của người dân nghèo cũng từng là nỗi khổ của tôi và gia đình tuổi ấu thơ.

Mặc dù có đến 3,5ha ruộng lúa nhưng những năm trước gia đình ông Hồ Văn Thăng ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế vẫn rất khó khăn. Theo ông Thăng, nguyên nhân bởi toàn bộ diện tích ruộng này đều bạc màu, sản xuất không hiệu quả. Nhưng từ năm 2006 đến nay, sau khi chuyển đổi số ruộng trên sang trồng sen kết hợp nuôi cá, kinh tế gia đình ông lên như diều gặp gió.

Tại cuộc họp về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) chiều 5/4, Bộ NN&PTNT đã chính thức công bố kết quả kiểm tra tình hình sử dụng hóa chất cấm Beta agonist trong chăn nuôi.

Được sự tư vấn và giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của Cty TNHH Thương mại Trung Việt, vụ đông 2007, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" trên các loại cây rau màu: Bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, khoai lang rau, rau cải và chăn nuôi gà sinh sản, lợn thương phẩm ở các xã Xuân Cẩm, Mai Đình, Hoàng An, Hoàng Lương, Thanh Vân, đạt hiệu quả kinh tế cao

Đến đầu tháng 4.2012, các xã ven đầm Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định) như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đã thả tôm giống vào nuôi trên diện tích 967 ha/971 ha kế hoạch. Mới đầu vụ, diện tích hồ tôm mắc bệnh đã lan rộng lên gần 50 ha, trong đó có gần 12 ha bị nhiễm virus SEMBV (đốm trắng), phần còn lại cũng mắc các bệnh do môi trường.