Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Thẻ Trong Ruộng Lúa - Hiệu Quả Bất Ngờ

Nuôi Tôm Thẻ Trong Ruộng Lúa - Hiệu Quả Bất Ngờ
Ngày đăng: 10/04/2012

Ông Mai Văn Chánh (ảnh), Chủ nhiệm HTX lúa tôm Hòa Lời, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng vui vẻ chia sẻ về kết quả bước đầu của việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong ruộng lúa: Tôi vô cùng bất ngờ khi thấy tôm chân trắng có thể sống trong ruộng lúa nước ngọt hoàn toàn.
Hiện trong ấp Hòa Lời, chỉ có hai hộ nuôi thử nghiệm TTCT trong ruộng lúa, và vụ lúa năm 2011 đều cho kết quả khả quan, năng suất tôm đạt 0,35 và 1,67 tấn/ha/vụ. Lợi nhuận khoảng 25-80 triệu đồng/ha/vụ. Dù lợi nhuận chưa thật sự lớn nhưng đối với người nông dân Mỹ Xuyên thì khoản thu bổ sung này rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống nuôi TTCT trong ruộng lúa của ông Chánh có diện tích 6.000m2, chia làm hai ao. Ban đầu TTCT được ươm trong ao nhỏ có diện tích 2.000m2 với độ mặn 20/00, sau đó tôm được chuyển sang ruộng lúa nước ngọt hoàn toàn. Sau 2,5 tháng nuôi, cho thu hoạch 1.000 kg tôm, bán được 110 triệu đồng, lợi nhuận đạt 50 triệu đồng.
Theo ông Chánh, vụ lúa năm 2012 sẽ tiếp tục thả nuôi TTCT trong vụ lúa nhưng với mật độ thấp hơn 4-5 con/m2. Kinh nghiệm rút ra từ năm 2011, tỷ lệ sống TTCT đạt gần 100% nên trong một số thời điểm tôm quá dày ông phải san từ ao này sang ao khác. “Nuôi tôm theo phương thức này sẽ không ảnh hưởng đến việc lan truyền mầm bệnh từ TTCT sang tôm sú ở vụ nuôi tiếp theo, vì sau khi thu TTCT 1,5 tháng mới thu hoạch lúa và sau 3-3,5 tháng mới thả tôm sú vụ sau” - Ông Chánh khẳng định.

Hợp tác xã lúa - tôm Hòa Lời, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng trong nhiều năm liền là điểm sáng về mô hình lúa - tôm ở ĐBSCL. Năm 2009, lúa của HTX đã được cấp chứng nhận GlobalGAP.

Có thể bạn quan tâm

Bến Tre: Hiệu quả từ trồng cà chua Picota công nghệ cao Bến Tre: Hiệu quả từ trồng cà chua Picota công nghệ cao

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

23/09/2016
Siêu lợi nhuận từ mô hình 3 trong 1 Siêu lợi nhuận từ mô hình 3 trong 1

Cùng một diện tích đất, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) đã canh tác cùng lúc 3 loại cây trồng. Nhờ cách làm này thu nhập của chị tăng lên gấp 3 lần so với các vườn chỉ trồng thuần cà phê.

26/09/2016
Ngỗ giám đốc và mối duyên nợ với cây lúa Ngỗ giám đốc và mối duyên nợ với cây lúa

Anh Trần Văn Ngỗ, ngụ ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) là 1 nông dân năng động. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Ngỗ còn giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

26/09/2016
Chàng trai Mông giỏi làm giàu nơi biên giới Chàng trai Mông giỏi làm giàu nơi biên giới

Khi nhắc đến chàng trai Cháng Thìn Lù, hội viên, nông dân chi hội thôn Thanh Long, Thanh Vân, huyện Quản Bạ (Hà Giang) liền trầm trồ rằng, “nó” vừa bảnh trai, vừa giỏi làm kinh tế, từ lời nói đến việc làm đều dễ thuyết phục bà con.

26/09/2016
Tỷ phú nuôi trâu, bò ở bản Cám Tỷ phú nuôi trâu, bò ở bản Cám

Về Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) hỏi thăm anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày thì bà con ai cũng biết. Tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Chiêm đang là chủ sở hữu đàn trâu, bò lên đến gần 50 con, trị giá tiền tỷ.

27/09/2016