Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nuôi tôm thẻ công nghệ cao: Hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất

Nuôi tôm thẻ công nghệ cao: Hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất
Tác giả: Trọng Hoàng
Ngày đăng: 18/10/2018

Trước tình hình vùng nuôi tôm công nghiệp ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh dễ tấn công môi trường nuôi, thì việc đầu tư mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là một hướng đi bền vững.

Người nuôi tôm nên đầu tư chuyển sang nuôi tôm công nghệ cao nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất, sản lượng. Trong ảnh: Thu hoạch tôm tại vùng nuôi xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Ảnh: THANH TRÍ 

Anh Phạm Thế Vịnh (ấp Bà Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) mạnh dạn cải tạo 2.000m2 mặt nước nuôi tôm cũ để đầu tư mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Mô hình gồm có 2 ao nuôi tôm thẻ, được lót vải bạt quanh bờ và đáy ao. Phía trên ao nuôi được che bằng lưới. Ao nuôi có hệ thống cung cấp ôxy và có thể thay nước hàng ngày. Cùng với 2 ao nuôi, còn có thêm một ao ương (nuôi tôm giai đoạn một), để tạo môi trường tốt nhất cho tôm giống. Quy trình nuôi rất nghiêm ngặt. Nước trước khi đưa vào ao ương được xử lý diệt khuẩn bằng các hóa chất nằm trong danh mục Bộ NN-PTNT cho phép. Sau đó, được bơm qua ao chứa để lắng các chất không có lợi cho tôm. Sau 7-10 ngày mới chuyển nước qua ao ương. Tại ao ương nước được gây màu tảo bằng các chế phẩm sinh học. Khi nước có màu xanh của tảo lục và các yếu tố môi trường như pH, NH3, H2S đạt tiêu chuẩn thì tiến hành thả tôm giống. Con giống cũng được tuyển chọn rất kỹ lưỡng để hạn chế bệnh lây. Sau thời gian 30 ngày, toàn bộ tôm nuôi tại ao ương được chuyển qua ao nuôi bằng hệ thống ống dẫn tự chảy.

Anh Vịnh cho biết, chi phí đầu tư cho mô hình lên đến 2 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên, mật độ nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ cao có thể đạt từ 250-300 con/m2, mỗi năm có thể thả nuôi từ 3-4 vụ, năng suất có thể đạt 40 tấn/ha. Nhờ tôm tăng trưởng tốt, ít bị dịch bệnh nên lợi nhuận có thể tăng gấp 2-3 lần so với cách nuôi thông thường.

Theo các hộ nuôi tôm, tôm thẻ chân trắng nếu được nuôi trong môi trường thuận lợi có thể lớn nhanh, ít phân đàn và thời gian nuôi ngắn. Do đó, việc nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao rất phù hợp cho loại tôm này vì môi trường nuôi ít bị tác động của khí hậu, thời tiết, các chỉ số luôn được duy trì ổn định. Mô hình nuôi này cũng hạn chế tối thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn sinh học.

“Trong tương lai tôi sẽ đầu tư các thiết bị kiểm soát môi trường bằng hệ thống tự động, dữ liệu môi trường được tích hợp vào phần mềm máy tính, khi có hiện tượng biến động hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo kịp thời hoặc xử lý tự động khi các chỉ tiêu ôxy hoặc pH biến động thất thường. Ngoài ra, tôi cũng đang tìm hiểu để lắp đặt máy cho ăn tự động, dựa theo tần số sinh học của tôm”, anh Vịnh chia sẻ thêm về kế hoạch hiện đại hóa ao nuôi trong tương lai.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, mô hình nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế rõ rệt nên được nhiều người nuôi tôm quan tâm. Thời gian qua, UBND tỉnh cũng đã ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng cho các vùng chuyên canh nuôi tôm thâm canh để khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. UBND tỉnh cũng đã có kế hoạch xây dựng kênh cấp nước mặn dài khoảng 6km, dẫn nước biển vào phục vụ cho nghề nuôi tôm công nghiệp ở vùng nuôi tôm trọng điểm Xuyên Mộc.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi loài cá nào dễ bán? Nuôi loài cá nào dễ bán?

Hãy phóng tầm nhìn ra toàn thế giới để định vị lại ngành nuôi cá ở Việt Nam, trên cả ba lĩnh vực: nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Bài này sẽ chỉ tập trung vào góc nhìn kinh tế, thương mại và thị trường đối với con cá nuôi nước ngọt chứ chưa bàn đến cá đánh bắt, tôm, cua, các loại nhuyễn thể, giáp xác, da gai và nuôi trồng các loại tảo (seeweed) do khuôn khổ hạn hẹp của một bài báo.

26/05/2016
Chủ lồng méo mặt vì cá chết Chủ lồng méo mặt vì cá chết

Đầu tháng 5-2016 đến nay, cá nuôi trong các lồng bè trên nhánh sông Tiền nối dài qua 2 ấp Phú Lễ, Phú Tân, xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre chết lai rai và ngày càng nhiều hơn. Đáng chú ý là, dù mưa xuống làm nhiệt độ giảm đáng kể nhưng cá vẫn tiếp tục chết trong mấy ngày gần đây.

26/05/2016
Tôm chết hàng loạt, người nuôi tôm gặp khó Tôm chết hàng loạt, người nuôi tôm gặp khó

Từ đầu vụ đến nay, hàng loạt hồ tôm của người dân Bình Sơn (Quảng Ngãi) bị dịch bệnh phải tiêu hủy, khiến hàng chục hộ dân rơi vào cảnh khó khăn.

26/05/2016
Ổn định nguồn nguyên liệu xuất khẩu nông thủy sản cần hệ thống canh tác thích ứng Ổn định nguồn nguyên liệu xuất khẩu nông thủy sản cần hệ thống canh tác thích ứng

Hạn hán và mặn xâm nhập đã gây thiệt hại khá nặng nề cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL. Trong đó, lúa tôm, cá là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất. Tuy nhiên, các mặt hàng này đã có nhiều lợi thế về giá bán từ đầu năm đến nay, chủ yếu trông cậy từ thị trường xuất khẩu. Làm thế nào để ổn định vùng nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu chiến lược, là câu chuyện đang đặt ra với ĐBSCL.

26/05/2016
Nông dân Sông Cầu phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi Nông dân Sông Cầu phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi

Nhờ phát huy tốt nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hội viên, nông dân ở TX Sông Cầu đến nay không chỉ thoát nghèo bền vững mà trở thành những điển hình sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

26/05/2016