Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Quy Trình GAP

Nhằm giúp người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cao, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện Nghiên cứu) đã triển khai thực hiện Dự án “Phát triển nuôi thẻ chân trắng theo quy trình GAP” tại Bến Tre.
Dự án do Thạc sĩ Nguyễn Văn Dũng phụ trách Phòng Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu làm chủ nhiệm. Dự án đang xây dựng 3 mô hình tại nhiều hộ dân thuộc các xã: Bình Thới, Thạnh Phước, Định Trung, Đại Hòa Lộc và thị trấn Bình Đại (huyện Bình Đại). Trong quá trình nuôi, các hộ dân được Dự án hỗ trợ 100% con giống và 25% thức ăn. Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: lựa chọn địa điểm, đào ao nuôi, kỹ thuật lựa chọn giống, cách thả nuôi, quản lý thức ăn, quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, quản lý ao nuôi, quản lý sức khỏe tôm nuôi, quản lý nước thải, chất thải, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ nhiệm Dự án nhận xét, kết quả khảo sát cho thấy, ưu thế của việc nuôi tôm thẻ chân trắng là thích nghi tốt với điều kiện tại Bến Tre, thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú. Trong năm nay, nuôi tôm sú dễ bị xuất hiện bệnh và gây thiệt hại nhiều, nên việc nuôi tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng bổ sung phù hợp, góp phần giúp người nuôi ổn định sản xuất và tăng thu nhập
Có thể bạn quan tâm

Người dân sống dọc đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đang rất phấn khởi bởi năm nay, hải sâm tự nhiên phát triển nhiều, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang) đang thử nghiệm nuôi khoảng 2 vạn con chạch đồng trong bể với diện tích 200m2 tại đơn vị.

Ủ chua rơm rạ: Hố ủ cần xây chắc chắn, ở nơi cao ráo, dễ che đậy kín, thuận tiện việc ủ và lấy ra, có thể xây bằng gạch hoặc có thể dùng túi nylon dày và to để ủ. Kích thước tùy thuộc vào lượng rơm rạ cần ủ, cứ 1m3 hố ủ được 100kg rơm, hố ủ nên hẹp chiều ngang để dễ nén rơm.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế, cho năng suất và lợi nhuận cao, trong đó có mô hình nuôi gà ri lấy trứng của ông Lê Văn Dũ - ngụ ấp 4.

Cách mặt tiền đường Ba Tháng Tư, Đà Lạt khoảng một cây số có một thung lũng nhân nuôi 15 con nai vàng trưởng thành. Không gian nơi đây thoáng mát, yên tĩnh, cỏ cây xanh tốt tự nhiên khiến cho đàn nai nhanh chóng thích nghi từ những tháng đầu “nhập cư”.