Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Quy Trình GAP

Nhằm giúp người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cao, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện Nghiên cứu) đã triển khai thực hiện Dự án “Phát triển nuôi thẻ chân trắng theo quy trình GAP” tại Bến Tre.
Dự án do Thạc sĩ Nguyễn Văn Dũng phụ trách Phòng Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu làm chủ nhiệm. Dự án đang xây dựng 3 mô hình tại nhiều hộ dân thuộc các xã: Bình Thới, Thạnh Phước, Định Trung, Đại Hòa Lộc và thị trấn Bình Đại (huyện Bình Đại). Trong quá trình nuôi, các hộ dân được Dự án hỗ trợ 100% con giống và 25% thức ăn. Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: lựa chọn địa điểm, đào ao nuôi, kỹ thuật lựa chọn giống, cách thả nuôi, quản lý thức ăn, quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, quản lý ao nuôi, quản lý sức khỏe tôm nuôi, quản lý nước thải, chất thải, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ nhiệm Dự án nhận xét, kết quả khảo sát cho thấy, ưu thế của việc nuôi tôm thẻ chân trắng là thích nghi tốt với điều kiện tại Bến Tre, thời gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú. Trong năm nay, nuôi tôm sú dễ bị xuất hiện bệnh và gây thiệt hại nhiều, nên việc nuôi tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng bổ sung phù hợp, góp phần giúp người nuôi ổn định sản xuất và tăng thu nhập
Có thể bạn quan tâm

Nhiều ngày nay, ở Quảng Trị, người nuôi tôm ở các xã Trung Giang, huyện Gio Linh và Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh đang điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi chưa đến thời điểm thu hoạch

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa thực nghiệm thành công Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất ở tỉnh An Giang”. Dự án do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trường đại học Cần Thơ thực hiện tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên). Kết quả, sau 6 tháng nuôi, thu hoạch đạt hơn 1 tấn tôm càng xanh, giá bán từ 180.000 - 250.000 đồng/kg, trừ chi phí đạt lợi nhuận 100 triệu đồng (1 lời 1), mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm càng xanh trong ao đất.

Phát huy tiềm năng sẵn có của thiên nhiên ưu đãi vùng đất ven sông Cổ Chiên, trong thời gian qua bà con nông dân ấp Mỹ Trạch, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam đã tận dụng triệt để diện tích mặt nước ao hồ mương vườn và bãi bồi ven sông để đánh bắt và nuôi các loại thủy sản có giá trị để tăng hiệu quả kinh tế.

Tại nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL, hiện bà con nông dân đang tất bật xuống giống vụ lúa thu đông sớm (nông dân quen gọi lúa vụ 3). Theo dự báo của các nhà chuyên môn, vụ lúa này nông dân sẽ gánh chịu không ít khó khăn do áp lực dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng cao.

Năm 2012, từ nguồn kinh phí của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai mô hình nuôi rắn hổ hèo tại 3 xã Châu Thới, Vĩnh Hưng, thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.