Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Hướng An Toàn, Bền Vững

Đó là diễn đàn được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông –Lâm –Ngư Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 22/7, với sự tham dự của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các tỉnh ven biển miền Trung và một số hộ nuôi tôm trên cát.
Các tỉnh ven biển miền Trung có tổng diện tích đất cát phù hợp cho nuôi tôm gần 16.000 ha; trong đó, ở Thừa Thiên Huế 600 ha. Nuôi tôm trên cát mang lại nhiều lợi thế như sử dụng được diện tích đất bỏ hoang, tạo công ăn việc làm cho dân cư ven biển, giảm áp lực khai thác hải sản ven bờ...
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm trên cát bộc lộ nhiều bất cập như hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, chưa có ao chứa, lắng và trực tiếp thải nước ra ngoài môi trường khiến môi trường bị tổn thương khó hồi phục.
Diễn đàn, thảo luận hướng phát triển tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hướng an toàn bền vững, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi, đảm bảo kiên cố, phù hợp với vùng cát và quy trình nuôi thâm canh. Tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng và phát hiện bệnh sớm áp dụng công nghệ cao như nuôi khép kín, ít thay nước để tái sử dụng và hạn chế lượng nước ngầm sử dụng cho nuôi tôm trên cát, tăng cường kiểm tra nguồn tôm giống…
Có thể bạn quan tâm

Ông Chamaleá Hái, 70 tuổi ở thôn Tà Lọt (xã Phước Hòa, huyện Bác Ái) chịu thương chịu khó làm ăn vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.

Tại các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân, thị xã Tân Châu (An Giang)… có 37 hộ chăn nuôi vịt theo phương pháp an toàn sinh học, với quy mô mỗi hộ từ 500 con đến 4.000 con.

Theo chân ông Huỳnh Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Công Hải, Thuận Bắc, chúng tôi tìm về thôn Hiệp Kiết gặp ông Nguyễn Quới, gương nông dân sản xuất điển hình của địa phương.Ông vui vẻ kể lại những ngày đầu lập nghiệp khó khăn của hai vợ chồng. Năm 1983, tích lũy được ít vốn, vợ chồng ông mua chiếc máy cày 30 triệu đồng làm đất cho bà con thôn xóm.

Gần đây, vài nơi vùng ngọt hóa phía Bắc của tỉnh Cà Mau, nhiều nông hộ trồng lúa lâu năm đã lén đưa nước mặn vô ruộng nuôi tôm, khiến chính quyền sở tại lo lắng…