Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh)

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Hướng Đi Mới Ở Phường Yên Thanh (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 21/06/2014

Nói tới tôm thẻ chân trắng, nhiều người nghĩ ngay tới một số địa phương có thế mạnh như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên. Nhưng ít ai biết được rằng, ở một nơi không giáp biển, nuôi tôm thẻ chân trắng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để xây dựng thương hiệu tôm này lại là phường Yên Thanh, TP Uông Bí (Quảng Ninh).

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga, Chủ tịch Hội Nông dân phường Yên Thanh cho biết: Hiện nay trên địa bàn phường Yên Thanh có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 270ha. Trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 70ha, với tổng sản lượng ước đạt trên 600 tấn/năm. Hiện trên địa bàn phường có khoảng 40 hộ dân đang nuôi tôm thẻ chân trắng (chiếm 1/2 tổng số hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã).

Khảo sát một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Văn Tới ở thôn Núi Gạc, một trong hai trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp của phường Yên Thanh. Anh Tới cho biết: Trước đây khu vực này toàn là đầm lầy đã bị bỏ hoang do nước mặn xâm lấn.

Năm 2008, tôi xin phường cho đấu thầu và mua thêm phần ruộng bỏ hoang của một số hộ dân để thực hiện nuôi trồng thuỷ sản. Với tổng diện tích 5ha, tôi đã bắt tay vào cải tạo ngăn đầm, chia nhỏ thành từng ao để nuôi cá, sau 2 vụ không có hiệu quả. Qua tìm hiểu, thấy nhiều nơi người ta nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã đến một số mô hình ở Quảng Yên, Móng Cái, học tập kỹ thuật nuôi.

Sau đó, tôi đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn trang trại nuôi tôm công nghiệp. Tôi đã đầu tư 2 ao nuôi mới có tổng diện tích 8.000m2, được xây bằng bê tông cuốn, hệ thống cung cấp nước hiện đại, bể tích trữ nước, lắp đặt hệ thống điện, tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Khi bước vào nuôi, để hạn chế rủi ro, tôi đã thuê một người có kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều năm để theo dõi, nắm bắt tình hình. Từ diện tích này, mỗi năm tôi có thể nuôi được 2 vụ, tuỳ thuộc vào thời tiết, thời gian nuôi khoảng trên dưới 90 ngày thì được thu hoạch.

Trung bình trên 1ha diện tích ao nuôi, có thể thu hoạch 4-5 tấn/vụ. Giá 1kg tôm thẻ chân trắng trên thị trường hiện nay khoảng 140.000 đồng/kg. Tôi thấy nuôi tôm thẻ chân trắng có giá trị kinh tế cao so với nuôi nhiều loài thuỷ sản khác nên tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 5-6 ao nuôi nữa.

Theo những hộ nuôi tôm thì việc nuôi được tôm thẻ chân trắng phụ thuộc cơ bản vào nguồn nước như nguồn nước phải ổn định. Tuy nhiên do điều kiện thuỷ văn nên nồng độ mặn lợ ở đây không đồng đều như ở các vùng nuôi khác nên người nuôi cần phải có kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý. Nếu độ mặn không đảm bảo thì sẽ sử lý bằng nhiều cách, có thể cho muối hoà vào nước đánh để tăng độ mặn, hoặc sử dụng vôi để tăng độ pH cho nước.

Do vậy, có thể môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Yên Thanh không thuận lợi bằng những vùng có độ mặn cao khác nhưng ở môi trường có độ mặn cao sẽ phát sinh nhiều dịch bệnh hơn nước ngọt. Điều này cũng tạo ra sự khác biệt cho con tôm, nếu quan sát kỹ thấy tôm thẻ chân trắng nuôi ở đây có mầu trắng hồng, còn nhiều vùng khác con tôm thường có mầu đậm hơn.

Cũng là một trong những hộ nuôi có hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Văn Ký, thôn Núi Gạc, hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cho hay: Nhà tôi có 2ha ao đầm, trước đây chủ yếu là nuôi cá nước ngọt, hiệu quả kinh tế không cao. Sau đó tôi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng thấy hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với nuôi các loài thuỷ sản khác. Nuôi tôm một năm có thể nuôi tới 2 vụ, có nơi nuôi 3 vụ.

Vụ vừa qua nhà tôi đã thả 50 vạn con trên diện tích 1ha ao nuôi. Hiện nay, tôm đang trong thời gian thu hoạch với sản lượng ước khoảng 3 tấn/ha, trừ chi phí cũng được vài chục triệu đồng. Vì vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng đang được nhiều hộ dân đầu tư phát triển.

Được biết, cơ quan chức năng của TP Uông Bí đã tiến hành khảo sát đánh giá việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn. Hội Nông dân thành phố cũng phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT cho một số hộ vay nguồn vốn ưu đãi để phát triển mô hình.

Trong thời gian tới, Hội sẽ phối hợp với các ngành chức năng mở lớp tập huấn kỹ thuật triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

14/12/2012
Nuôi Vỗ Béo Dê Cừu, Cách Làm Mới Của Các Gia Trại Ở Ninh Phước Nuôi Vỗ Béo Dê Cừu, Cách Làm Mới Của Các Gia Trại Ở Ninh Phước

Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên 342,3 km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm có gần 26.000 ha. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế, những năm qua Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả, năng suất cao.

29/07/2013
Nuôi Cá Lóc Để “Xoá Nợ” Cho Cá Tra Nuôi Cá Lóc Để “Xoá Nợ” Cho Cá Tra

Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.

16/12/2012
Luôn Đồng Hành Cùng Hội Viên, Nông Dân Luôn Đồng Hành Cùng Hội Viên, Nông Dân

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

29/07/2013
Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.

18/12/2012