Nuôi Tôm Thành Công Cần Chú Trọng Đến Ôxy Đáy

Nhiều người nuôi mặc dù rất cẩn thận trong việc lựa chọn con giống… nhưng tôm vẫn chết trong quá trình nuôi mà không hiểu rõ nguyên nhân vì sao. Và ông lý giải, vì thực tế họ không hiểu về sinh học và tập tính của con tôm cũng như việc hàm lượng oxy hòa tan tăng dần theo mật độ nuôi, đặc biệt rất cao trong nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nuôi quảng canh 2-3 con/m2 không cần quạt vì nuôi trong một thể tích lớn nên lượng oxy hòa tan rất nhiều, luôn trên 6mg/lit, kể cả ban đêm và ban ngày.
Nuôi quảng canh cải tiến dưới 12 con/m2 cũng không cần quạt guồng vì lượng oxy hòa tan trong tự nhiên cũng tương đối đủ nhưng nuôi thâm canh hoàn toàn khác. Với mật độ 20-30 con/m2 và thậm chí tới trên 60con/m2 nhu cầu oxy càng cao không chỉ dành cho tôm mà còn cho môi trường. Nếu cung cấp đầy đủ ôxy thì môi trường sẽ tốt, những vi khuẩn có ích sẽ phát triển lấn át vi khuẩn có hại.
Trong nuôi thâm canh, càng về cuối vụ các vi khuẩn có hại càng nhiều do người nuôi cho ăn thức ăn tăng lên và chất thải thải ra nhiều. Khi đó nhu cầu oxy tăng lên nhiều để giúp vi khuẩn có ích phân hủy đạm thừa, tinh bột… hoặc các vi sinh nấm men phân hủy thức ăn thừa và chất thải, không có vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển. Như vậy oxy hòa tan cao chủ yếu giúp môi trường trở nên trong lành chứ bản thân con tôm không cần nhiều lượng oxy đến như vậy.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất có khả năng trồng lạc lớn và quy mô tập trung, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Với quy mô sản xuất ổn định hơn 700 ha, đứng thứ hai sau cây lúa, hiện lạc là cây trồng có tính hàng hóa cao, mang lại nguồn thu nhập chính góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện.

Chăn nuôi bò thâm canh đang là hướng đi đầy triển vọng được nhiều địa phương trong tỉnh tập trung phát triển. Ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), những năm qua việc phát triển đàn bò lai theo hướng thâm canh được địa phương quan tâm triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Vùng đất đỏ ba zan huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích hơn 3.000 ha, trải dài trên địa bàn 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành, thuân lợi để phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu. Thời kỳ Nông trường Tân Lâm những năm 1980-1995, cây hồ tiêu ở Cam Lộ phát triển cực thịnh với quy mô tập trung hơn 1.500 ha, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, quy trình thâm canh áp dụng thống nhất, là đặc sản “vàng đen” làm giàu cho cả vùng.

Với mục tiêu lựa chọn giống lúa thuần mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời có khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu nhằm bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh, vụ đông xuân 2014 -2015 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tổ chức khảo nghiệm giống lúa SV 181 (Sao Việt 181) tại HTX Trung Đơn (xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Mô hình được thực hiện tập trung với quy mô 1 ha trên chất đất thịt nhẹ với 5 hộ tham gia.

Ở những tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất tôm giống trong tỉnh Bình Thuận ước đạt khoảng 5 tỷ con, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do thời tiết lạnh kéo dài, người nuôi hạn chế thả giống. Nhu cầu mua tôm giống ở các tỉnh miền Tây và miền Trung không cao nên các cơ sở giảm sản xuất.