Nuôi Tôm Thành Công Cần Chú Trọng Đến Ôxy Đáy

Nhiều người nuôi mặc dù rất cẩn thận trong việc lựa chọn con giống… nhưng tôm vẫn chết trong quá trình nuôi mà không hiểu rõ nguyên nhân vì sao. Và ông lý giải, vì thực tế họ không hiểu về sinh học và tập tính của con tôm cũng như việc hàm lượng oxy hòa tan tăng dần theo mật độ nuôi, đặc biệt rất cao trong nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nuôi quảng canh 2-3 con/m2 không cần quạt vì nuôi trong một thể tích lớn nên lượng oxy hòa tan rất nhiều, luôn trên 6mg/lit, kể cả ban đêm và ban ngày.
Nuôi quảng canh cải tiến dưới 12 con/m2 cũng không cần quạt guồng vì lượng oxy hòa tan trong tự nhiên cũng tương đối đủ nhưng nuôi thâm canh hoàn toàn khác. Với mật độ 20-30 con/m2 và thậm chí tới trên 60con/m2 nhu cầu oxy càng cao không chỉ dành cho tôm mà còn cho môi trường. Nếu cung cấp đầy đủ ôxy thì môi trường sẽ tốt, những vi khuẩn có ích sẽ phát triển lấn át vi khuẩn có hại.
Trong nuôi thâm canh, càng về cuối vụ các vi khuẩn có hại càng nhiều do người nuôi cho ăn thức ăn tăng lên và chất thải thải ra nhiều. Khi đó nhu cầu oxy tăng lên nhiều để giúp vi khuẩn có ích phân hủy đạm thừa, tinh bột… hoặc các vi sinh nấm men phân hủy thức ăn thừa và chất thải, không có vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển. Như vậy oxy hòa tan cao chủ yếu giúp môi trường trở nên trong lành chứ bản thân con tôm không cần nhiều lượng oxy đến như vậy.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, tổng diện tích thả nuôi thủy sản từ đầu năm đến nay trên địa bàn được 3.461ha, đạt 34,77% kế hoạch và bằng 68,41% cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 213,57ha, đạt 20,73% kế hoạch; có 491 vèo cá được thả nuôi trên các tuyến sông gồm cá thát lát, cá lóc, bống tượng...

Vừa qua, tại UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài "Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP", do PGS.TS. Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ chủ trì.

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sau khi thu hoạch xong lúa Hè thu đã khẩn trương dọn đất để sạ lại vụ lúa Thu đông 2013, với mong muốn thu hoạch lúa trước khi lũ về. Điều này, đặt ra nhiều lo lắng cho ngành chức năng về khả năng ngộ độc hữu cơ và sâu bệnh.

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái bước đầu được người chăn nuôi đánh giá là hiệu quả nhất so với các phương pháp nuôi truyền thống về việc xử lý mùi hôi và hạn chế thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ quan nào có thể mạnh dạn trả lời cho câu hỏi: “Nên hay không nên nhân rộng mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái?”.

Cà phê là cây trồng chủ lực, đưa lại thu nhập chính cho người dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, vườn cà phê tại Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già cỗi cần được tái canh. Để thực hiện việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn...