Nuôi Tôm Thâm Canh Đạt Hiệu Quả Cao

Vụ tôm xuân hè 2013 vừa qua, nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đạt năng suất, sản lượng cao, mang lại giá trị kinh tế cho người dân.
Toàn huyện có 12 mô hình nuôi tôm thâm canh theo công nghệ cao trên cát, vỗ bờ xi măng và lót bạt đáy ao. Nhờ thời tiết thuận lợi, các mô hình chú trọng đầu tư cải tạo ao đầm, chất lượng con giống và kỹ thuật chăm sóc... nên vụ tôm đầu năm đạt hiệu quả cao.
Hiện, các mô hình nuôi tôm thâm canh trên đã tiến hành thu hoạch với sản lượng gần 130 tấn, trị giá ước đạt 130 tỷ đồng. Điển hình là các mô hình nuôi tôm mới của anh Trần Huy Linh, Dương Quốc Thanh ở Xuân Phổ; Lê Sỹ Hải ở Cương Gián, đạt sản lượng từ 8 - 10 tấn/ha, cỡ tôm 60 - 70 con/kg.
Sau khi thu hoạch nhiều mô hình đã và đang tiến hành cải tạo ao đầm, tiếp tục thả giống tôm nuôi vụ đông năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Chết nhanh là bệnh hại phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây hồ tiêu. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa.
Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.
Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.
Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.