Nuôi Tôm Tại Quảng Ngãi Bỏ Thì Thương, Vương Thì Khổ

Hàng chục hồ nuôi tôm trơ đáy, các máy sục khí hoen rỉ nằm chất đống... là những gì sót lại sau nhiều vụ nuôi tôm thất bát.
Các xã ven biển của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã từng được quy hoạch là vùng nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích thả nuôi khoảng 300 ha/năm. Thế nhưng, các vùng nuôi tôm trọng điểm này hiện chỉ là vùng đất hoang vắng. Hàng chục hồ nuôi tôm trơ đáy, các máy sục khí hoen rỉ nằm chất đống... là những gì sót lại sau nhiều vụ nuôi tôm thất bát.
Với hàng chục hồ tôm mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng, giờ đây ông Lê Châu, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi chỉ biết ngồi bó gối rầu rĩ. Vài năm trở lại đây tôm liên tục trở bệnh, nuôi đâu chết đó đã khiến cho ông Châu lâm vào cảnh nợ nần. Ônh Lê Châu, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức cho biết, tiền bạc, xe cộ, nhà cửa sau bao năm tích cóp giờ đã “đội nón” theo con tôm. Tính đến nay, gia đình ông đã lỗ gần 600 triệu đồng.
Hơn 40 ha nuôi tôm ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi như vùng “đất chết”. Vụ nuôi tôm năm nay, chỉ có khoảng 20% diện tích ao hồ được trong xã được người dân thả tôm nhưng mọi thứ vẫn không khấm khá hơn là mấy. Tôm vẫn liên tục dịch bệnh chết và người nuôi tôm phải đau đầu lo cho khoản nợ ngày càng tăng.
Ông Nguyễn Thế Vinh, Văn phòng UBND xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Vùng nuôi tôm ở tỉnh giờ đã bị bỏ hoang hết cả. Dịch bệnh này khiến cho người dân vay vốn không trả được nợ, lãi mẹ đẻ lãi con. Mà vấn đề này nếu chỉ riêng địa phương thì giải quyết rất khó.”
Chuyện dịch bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra gần 5 năm qua ở các vùng nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Ngãi. Do chạy theo lợi nhuận nên người nuôi tôm đã bất chấp các khuyến cáo của ngành chức năng ồ đạt đào hồ nuôi tôm, không quan tâm đến môi trường, chất lượng tôm giống... khiến tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt nhiều vụ liền.
Theo ông Phạm Thanh Tùng, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, thời gian qua, chất lượng kiểm dịch con giống không được đảm bảo, khiến dịch bệnh ngày càng lan rộng.
Thua lỗ hết mùa này đến mùa khác nên người nuôi tôm ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã không còn mặn mà với con tôm. Diện tích tôm nuôi ở huyện Mộ Đức nay chỉ còn khoảng 100 ha, giảm 1/3 diện tích, năng suất chỉ còn 5 tấn/1 ha giảm hơn một nửa so với trước đây.
Ông Vũ Nhân, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, mặc dù các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi và huyện Mộ Đức đã vào cuộc quyết liệt, mời các chuyên gia, kỹ sư đầu ngành của cả nước về địa phương để tìm giải pháp song vẫn chưa thể cứu vãn nghề nuôi tôm.
Người nuôi tôm ở các xã ven biển của tỉnh Quảng Ngãi đang lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Nhìn những ao hồ vắng lặng nhiều người không khỏi xót xa. Họ đang đứng trước hai con đường “bỏ thì thương, vương thì khổ”.
Có thể bạn quan tâm

Bò lai chiếm ưu thế so với bò cỏ cả về trọng lượng lẫn chất lượng thịt. Nhờ hiệu quả kinh tế cao nên đàn bò lai tăng nhanh, nhiều gia đình chỉ nuôi từ 1-2 con vài năm trước, giờ đã tăng đàn bò lên gần chục con. Hiện tổng đàn bò toàn tỉnh Bình Định gần 247 ngàn con, trong đó có khoảng 169 ngàn con bò lai, chiếm 68,7% tổng đàn.

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô lớn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tăng cường phát triển các Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi nhằm nâng cao ý thức của người dân từ khâu tổ chức sản xuất, quản lý trang trại đến bao tiêu sản phẩm.

Với giá trị kinh tế cao, hiện chưa có dấu hiệu dịch bệnh, sá sùng đang được xem là đối tượng nuôi mới, phù hợp ở vùng ven biển Khánh Hòa.

Khoảng vài năm trở lại đây, người dân ở đây đầu tư nuôi bò, có hộ vài con, có hộ lên tới hàng chục con.

Trong khi các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đang mở rộng chuỗi sản xuất bằng cách mở rộng sang lĩnh vực nuôi trồng với nhiều lợi thế từ vốn, kỹ thuật, số nông hộ nuôi cá tra đang ngày trở nên yếu thế, hoặc bỏ nghề hoặc làm thuê cho doanh nghiệp.