Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Lợi Thế Về Giá Sẽ Không Còn

Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Lợi Thế Về Giá Sẽ Không Còn
Ngày đăng: 11/12/2013

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám tại Hội nghị Tổng kết nuôi tôm các tỉnh phía Nam và triển khai kế hoạch năm 2014 do Tổng cục Thủy sản tổ chức tại Cà Mau vừa qua. Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, nuôi tôm nước lợ, nhất là tôm thẻ chân trắng năm 2013 đã có sự phát triển tốt, đóng góp lớn vào sản lượng nuôi và xuất khẩu của toàn ngành Thủy sản. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả này là do sản lượng tôm của các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới giảm vì bị ảnh hưởng dịch bệnh dẫn đến giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu năm 2013 đều cao. Tuy nhiên khi bước sang năm 2014, những lợi thế này - nhất là lợi thế về giá có thể sẽ không còn do các nước xuất khẩu tôm bị dịch bệnh trong năm 2013 khắc phục và tăng sản lượng tôm nuôi. Tổng cục Thủy sản cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt 652.612 ha (bằng 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái), sản lượng tôm thu hoạch đạt 475.854 tấn. Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú đạt 588.894 ha, sản lượng thu hoạch 232.853 tấn; diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng 63.719 ha; sản lượng thu hoạch đạt 243.001 tấn. Diện tích tôm nuôi bị bệnh là 68.099 ha bệnh, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm khoảng 10,4% diện tích nuôi tôm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tại giá tôm thẻ chân trắng cỡ 60 - 70 con/kg dao động từ 145.000 - 150.000 đồng/kg; tôm sú cỡ 40 - 50 con/kg dao động từ 180.000 - 190.000 đồng/kg. Đối với diện tích tôm nuôi thu hoạch đúng tuổi người nuôi có lãi bình quân từ 100 - 150 triệu đồng/ha. Giá trị xuất khẩu tôm 10 tháng năm 2013 đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng gần 32,7% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.


Có thể bạn quan tâm

Người trồng sắn thiệt hại nặng vì rệp sáp bột hồng Người trồng sắn thiệt hại nặng vì rệp sáp bột hồng

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa và Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Đây là năm thứ hai liên tiếp rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại khiến nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng.

06/06/2015
Làm hồ sơ điện tử cho rau sạch trên cao nguyên Mộc Châu Làm hồ sơ điện tử cho rau sạch trên cao nguyên Mộc Châu

Khi đến tay người tiêu dùng, những sản phẩm này đã có sẵn hồ sơ dữ liệu từ khi gieo hạt, chăm sóc và thành phẩm.

06/06/2015
Bảo vệ các loài thiên địch trên cây mắc ca Lâm Đồng Bảo vệ các loài thiên địch trên cây mắc ca Lâm Đồng

Kết quả điều tra mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, thành phần sâu bệnh trên cây mắc ca Lâm Đồng với 10 loài, trong đó hầu hết chỉ xuất hiện gây hại ở mức độ trung bình - nhẹ, ít phổ biến gồm: rầy mềm, sâu kèn nhỏ, rệp sáp, sâu đo đen vằn trắng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ nẹt, nhện đỏ, ve sầu và sâu đục quả.

06/06/2015
Mở toang cửa xuất khẩu rau quả ngoại giao và mở rộng thị trường Mở toang cửa xuất khẩu rau quả ngoại giao và mở rộng thị trường

Để rau quả Việt Nam tiếp cận với các thị trường khó tính, ngoài tổ chức lại SX, nâng tầm thương hiệu thì đàm phán, ngoại giao cũng hết sức quan trọng.

09/06/2015
Xoài Bình Định trúng mùa, được giá Xoài Bình Định trúng mùa, được giá

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, vụ thu hoạch xoài năm nay nông dân trúng mùa, được giá.

09/06/2015