Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Lợi Thế Về Giá Sẽ Không Còn

Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Lợi Thế Về Giá Sẽ Không Còn
Ngày đăng: 11/12/2013

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám tại Hội nghị Tổng kết nuôi tôm các tỉnh phía Nam và triển khai kế hoạch năm 2014 do Tổng cục Thủy sản tổ chức tại Cà Mau vừa qua. Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, nuôi tôm nước lợ, nhất là tôm thẻ chân trắng năm 2013 đã có sự phát triển tốt, đóng góp lớn vào sản lượng nuôi và xuất khẩu của toàn ngành Thủy sản. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả này là do sản lượng tôm của các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới giảm vì bị ảnh hưởng dịch bệnh dẫn đến giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu năm 2013 đều cao. Tuy nhiên khi bước sang năm 2014, những lợi thế này - nhất là lợi thế về giá có thể sẽ không còn do các nước xuất khẩu tôm bị dịch bệnh trong năm 2013 khắc phục và tăng sản lượng tôm nuôi. Tổng cục Thủy sản cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt 652.612 ha (bằng 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái), sản lượng tôm thu hoạch đạt 475.854 tấn. Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú đạt 588.894 ha, sản lượng thu hoạch 232.853 tấn; diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng 63.719 ha; sản lượng thu hoạch đạt 243.001 tấn. Diện tích tôm nuôi bị bệnh là 68.099 ha bệnh, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm khoảng 10,4% diện tích nuôi tôm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tại giá tôm thẻ chân trắng cỡ 60 - 70 con/kg dao động từ 145.000 - 150.000 đồng/kg; tôm sú cỡ 40 - 50 con/kg dao động từ 180.000 - 190.000 đồng/kg. Đối với diện tích tôm nuôi thu hoạch đúng tuổi người nuôi có lãi bình quân từ 100 - 150 triệu đồng/ha. Giá trị xuất khẩu tôm 10 tháng năm 2013 đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng gần 32,7% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.


Có thể bạn quan tâm

Cựu Thanh Niên Xung Phong Nỗ Lực Làm Giàu Cựu Thanh Niên Xung Phong Nỗ Lực Làm Giàu

Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.

17/09/2014
Trồng Ấu Mùa Nước Nổi Trồng Ấu Mùa Nước Nổi

Ấu là loài cây thủy sinh rất thích hợp trồng trong mùa nước nổi, vì vậy loại cây này được khá nhiều bà con nông dân huyện Lấp Vò chọn trồng nhằm cải thiện thu nhập. Nếu biết cách trồng và chăm sóc hợp lý thì đây là một trong những loại cây màu thích hợp sống chung với lũ ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả.

17/09/2014
Nghề Cào Hến Tạo Thu Nhập Cho Người Dân Các Xã Vùng Sâu Nghề Cào Hến Tạo Thu Nhập Cho Người Dân Các Xã Vùng Sâu

Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.

17/09/2014
Nông Dân Bị Thiệt Hại Nặng Nề Sau Mưa Đá Và Giông Lốc Nông Dân Bị Thiệt Hại Nặng Nề Sau Mưa Đá Và Giông Lốc

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.

17/09/2014
Quýt Đường Mang Lợi Nhuận Cao Quýt Đường Mang Lợi Nhuận Cao

Nhà vườn Bùi Văn Sữa ở xã Định Yên cho biết, hiện vườn nhà ông có khoảng 2.600m2 đất trồng quýt đường, với trên 280 gốc, đang cho thu hoạch rộ. So với trồng quýt hồng thì quýt đường cho năng suất cao hơn, với khoảng 20kg/cây, ít sâu bệnh, khi cây đã lớn chủ yếu bón phân hữu cơ, cây cho trái luân phiên.

17/09/2014