Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm hùm thương phẩm ăn bát vàng

Nuôi tôm hùm thương phẩm ăn bát vàng
Ngày đăng: 26/11/2015

Thu tiền tỷ mỗi năm

Nhơn Hải được mệnh danh “vựa tôm hùm” của Bình Định.

Nuôi tôm năng suất, sản lượng cao và điều kiện tự nhiên thuận lợi góp phần cải thiện đời sống người dân.

Bắt đầu nuôi tôm hùm thương phẩm từ năm 2008, ban đầu ông Phạm Thành Thệ thả nuôi trên diện tích 1,5 ha.

Do kinh nghiệm còn hạn chế, ban đầu ông thả với lượng vừa phải (100 con), con giống được bắt từ Chi cục Nuôi trồng Thủy sản địa phương.

Cùng với kỹ thuật cho ăn, cải tạo lồng bè, ông có mặt thường xuyên ở khu vực nuôi.

Hơn 1 năm sau, ông bắt đầu thu hoạch với sản lượng hơn 600 kg tôm thương phẩm.

Trừ chi phí, vụ đầu tiên lãi khoảng 200 triệu đồng.

Ông tiếp tục đầu tư cho những vụ tiếp theo.

Qua mỗi năm, kinh nghiệm tích lũy càng nhiều hơn, ông nuôi tăng dần qua mỗi năm với số lượng vài trăm con tôm hùm giống.

Trung bình, mỗi năm trừ chi phí, ông thu lãi 300 triệu đồng trở lên.

Tiếng lành đồn xa, ông Thệ được nhiều người nuôi tôm trong thôn, tại các xã khác đến học hỏi kinh nghiệm.

Nhiều thương lái cũng đến tận nhà ông để đặt hàng.

Trước nhu cầu thị trường, từ năm 2013 lại đây, ông Thệ nuôi với lượng nhiều hơn.

Với lượng nuôi tôm giống 2.500 - 2.600 con (giá trung bình 300.000 đồng/kg), mỗi ngày tôm tiêu thụ trên 2 tạ thức ăn.

Với giá trung bình 1.700.000 đồng/kg tại thời điểm bán tôm thương phẩm, trừ chi phí, ông thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

Kinh nghiệm nuôi tôm của ông Thệ cho thấy, từ lúc thả nuôi đến khi thu hoạch, tôm nên được thay lồng 3 lần, lồng được vệ sinh sạch sẽ trước khi bỏ vào nuôi.

Lúc đầu, chỉ nên cho tôm ăn (rau tạp, sò, cua ghẹ…) nghiền nhỏ.

Khoảng 1 tháng sau, tôm lớn hơn, có thể cho vào lồng lớn hơn.

Sau 2 tháng tiếp theo, nên thay lồng kích cỡ lớn nhất và duy trì lồng này đến lúc thu hoạch.

Nên thả nuôi tôm mùa biển lặng gió (tháng 1 âm lịch).

Theo ông Thệ, với nghề nuôi tôm hùm thương phẩm, người nuôi cần thả nuôi tôm giống cỡ 15 - 20 g/con, khi tôm ương được 2,5 - 3 tháng thì thả nuôi với mật độ 12 - 15 con/m2 đáy.

Khung lồng dạng hình hộp, thường được thiết kế đáy vuông (cỡ 3 x 3 x 1,4 m).

Sau 20 - 24 tháng nuôi, tôm đạt cỡ 800 g/con, tùy vào giá tôm thị trường, có thể thu hoạch tôm thương phẩm.

Mong sớm ổn định diện tích nuôi

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Thệ và những người nuôi khác tại địa phương luôn đau đáu nỗi lo điều kiện thời tiết, dịch bệnh trên tôm, đặc biệt giá bán tôm không ổn định, luôn bị thương lái ép giá, khiến giá tôm thường thấp hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg giá thị trường.

Hơn nữa, nghề nuôi tôm có nguy cơ bị mất do diện tích nuôi tôm có thể được dùng vào mục đích phát triển du lịch địa phương.

Hiện nay, do thực hiện chính sách quy hoạch của UBND thành phố Quy Nhơn, các hộ nuôi tôm hùm phải trả lại diện tích mặt nước, di chuyển lồng bè sang vùng nuôi khác.

Trong khi đó, để có vốn đầu tư cho nuôi tôm, nhiều người đã phải thế chấp nhà bằng hộ khẩu, số tiền nhiều nhất 30 triệu đồng/hộ.

Tổng số tiền đầu tư cho nuôi tôm khoảng 400 triệu đến 1 tỷ đồng/hộ.

Do đó, khi thị trường biến động, nghề nuôi tôm hùm cũng chông chênh vì những mùa tôm thất thu do dịch bệnh và giá bán quá thấp, tôm giống đầu vào giá cao, người nuôi vẫn thua lỗ.

Trước những khó khăn trên, UBND xã đã kiến nghị tỉnh và thành phố: giúp tìm nơi tiêu thụ sản phẩm; đồng thời có chính sách hỗ trợ cho người dân vay vốn mức cao hơn.

Đây cũng là yêu cầu và nguyện vọng mấy năm nay của người nuôi tôm Nhơn Hải.

Ông Thệ mong muốn, để nghề nuôi tôm hùm thương phẩm ở địa phương phát triển bền vững, ngoài việc quy hoạch, hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi, phòng trừ dịch bệnh, Nhà nước cần hỗ trợ ngư dân về vốn vay và đặc biệt là định hướng, tạo các thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm…


Có thể bạn quan tâm

 Nỗi buồn ở vựa lúa Nỗi buồn ở vựa lúa

Nghe nhiều cán bộ khuyến nông cơ sở ở Điện Bàn gọi điện nói vụ hè thu 2015 hàng loạt cánh đồng lúa của thị xã này bị tụt giảm sản lượng nên chiều Chủ nhật vừa rồi Tư tôi ra tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Bởi, tại hầu hết địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nhà nông đang rất phấn khởi vì lúa được mùa.

14/09/2015
Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý

Hôm qua 7.9, tại huyện Thăng Bình, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất lúa khảo nghiệm thuộc đề tài “Xác định liều lượng phân bón hợp lý cho các chân đất lúa chính ở Quảng Nam”.

14/09/2015
Đội mưa tới hội chợ ăn rau củ sạch không cần rửa Đội mưa tới hội chợ ăn rau củ sạch không cần rửa

Cơn mưa chiều 12.9 vẫn không làm giảm đi sức hút của phiên chợ đặc biệt lần đầu tiên tại TP.HCM - “Chợ phiên hàng Việt và nông sản sạch" với sản phẩm nổi bật là những loại rau củ sạch có thể ăn thử ngay tại chỗ.

14/09/2015
Bẫy chuột liên hoàn của ông lão bị liệt 2 chân Bẫy chuột liên hoàn của ông lão bị liệt 2 chân

Sinh ra đã mang trong mình trọng bệnh, bị liệt cả 2 chân, phải ngồi trên xe lăn, nhưng ông Lê Đức Hiền (ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã làm được những việc mà nhiều người bình thường cũng khó làm được, đó là nghiên cứu ra hàng chục sáng chế khác nhau.

14/09/2015
Đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản Đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2015 vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ NNPTNT tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Bộ NNPTNT phải phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

14/09/2015