Nuôi Tôm Công Nghiệp Khép Kín Mô Hình Hiệu Quả Ở Móng Cái (Quảng Ninh)

Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) từ năm trước đã nổi tiếng với những “đại gia” nổi lên từ nuôi tôm chân trắng. Nhưng đến nay, nghề nuôi tôm ở Móng Cái còn được biết đến bởi những cách làm mới, hiệu quả hơn. Đó là phương thức nuôi tôm mùa đông trong nhà kín, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thuỷ sản.
Sau vụ thắng lớn nhờ nuôi tôm công nghiệp khép kín của ông Hoàng Ngọc Tuyền (Hải Hoà, Móng Cái), đến nay, ông Bùi Ngọc Liêm triển khai thực hiện để từng bước nhân rộng mô hình tại địa phương.
Ao nuôi tôm khép kín được thiết kế có những bệ trụ bê tông, láng đáy, hệ thống cáp mái che… Hệ thống mái che khép kín với 2 lần lưới trên và dưới, ở giữa là một lớp bạt hoặc ni-lon, hệ thống dây cáp chắc chắn vừa an toàn vào mùa bão lại vừa tránh được côn trùng hay các loại động vật khác xâm hại, hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi.
Đặc biệt, hệ thống mái che khép kín giúp cho nhiệt độ đêm - ngày trong ao ít bị chênh lệch, mức hấp thụ nhiệt mùa đông ổn định, trung bình từ 20-22 độ C (nếu nuôi trong ao thường, nhiệt độ xuống dưới 18 độ C vào mùa đông thì tôm nuôi giảm sức ăn, ảnh hưởng đến chất lượng tôm).
Với mô hình này, năng suất mỗi vụ tôm tăng lên, thời gian cho vụ đông chỉ từ 90-100 ngày, vụ hè chỉ từ 70-80 ngày. Một ưu thế lớn của thiết kế ao nuôi tôm vụ đông là có thể nuôi được 3 vụ/năm, không mất thời gian cải tạo ao. Với diện tích 2.000m2/ao nuôi tôm công nghiệp khép kín sẽ đảm bảo đạt độ an toàn từ 2,5-3 tấn.
Một vụ tôm thông thường thu hoạch 180.000 đồng/kg thì vụ đông thu hoạch lên tới 250.000 đồng/kg, tối thiểu khoảng 500 triệu đồng/ao, trừ chi phí đi còn lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng, chỉ thu hoạch 2 vụ là đủ khấu hao đầu tư cơ sở vật chất cho một ao. Như vậy, khả năng hoàn vốn là rất nhanh.
Hiện nay, ông Bùi Ngọc Liêm (chủ đầm tôm ở khu 9, Hải Hoà, Chủ tịch Hiệp hội nghề cá TP Móng Cái) đã đưa vào nuôi tôm chân trắng trong 2 ao với diện tích 4.000m2 và tiếp tục xây dựng, mở rộng hệ thống ao nuôi khép kín để đưa vào nuôi thả trong thời gian tới.
Ông cho biết, đầu tư ban đầu cho hệ thống ao này rất tốn kém nhưng lợi thì rất nhiều. Ngoài việc nuôi tôm trong vụ đông với năng suất và lợi nhuận cao, ao nuôi khép kín cũng có thể sử dụng cho vụ hè mà không cần mái che, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cải tạo ao đầm giữa các vụ.
Để mở rộng mô hình nuôi tôm khép kín và thúc đẩy phát triển nuôi trồng thuỷ sản, các hộ nuôi trồng cũng cần có nguồn vốn nhất định. Ông Liêm cũng cho biết: Với mức đầu tư cao (khoảng 600 triệu đồng/ao có diện tích 2.000m2) thì khó cho việc triển khai mở rộng mô hình đến bà con, bởi khó khăn lớn nhất luôn luôn là vấn đề vốn đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thử nghiệm và tìm cách giúp đỡ bà con thực hiện mô hình này để giảm rủi ro trong mùa dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho tôm. Đồng thời, tranh thủ những chính sách hỗ trợ để các hộ có thêm nguồn vốn phát triển nghề nuôi tôm.
Bằng việc áp dụng và triển khai sâu rộng phương thức nuôi tôm công nghệ khép kín, ông Liêm hoàn toàn tin tưởng vào tương lai phát triển bền vững của một vùng nuôi tôm, không chỉ đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong và ngoài nước mà còn mang đến sự ổn định bền vững cho ngành nuôi trồng thuỷ sản Móng Cái.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, Đồng Tháp xin mua tạm trữ khoảng 350.000 tấn quy gạo từ nay đến hết ngày 15-3-2015 và tạm trữ trong thời gian bốn tháng. Vụ đông xuân 2014-2015, Đồng Tháp đã thu hoạch xong 35% diện tích và sẽ thu hoạch rộ vào tháng ba. Nhưng từ đầu tháng hai tới nay lúa thu hoạch khó tiêu thụ và rớt giá.

Trong khi đó, giá heo hơi tại các trang trại vẫn tiếp tục có xu hướng giảm trong thời gian tết. Ngày 10-2, giá heo hơi tại các công ty lớn được niêm yết ở mức 46.000 đồng/kg trong khi ở các hộ nuôi nhỏ thấp hơn 1.000-2.000 đồng/kg.

Hiện giá hành tím được bán từ 30.000-35.000 đồng/kg, cao hơn ngày thường nhiều lần. Cũng theo bà Quýt, mặc dù tết này nông dân trồng hành bị mất mùa nhưng đa số đều đã được hướng dẫn trồng lại mới kịp thời. “Hành mới trồng phát triển rất tốt, dịp sau tết người dân thu hoạch sẽ có lời” - bà Quýt nói.

Bộ NN-PTNT giao Cục Trồng trọt căn cứ vào yêu cầu về chủng loại hạt giống lúa, ngô để chuyển cho các đơn vị dự trữ xuất, cấp cho các tỉnh bao gồm: tỉnh Lạng Sơn (200 tấn hạt giống lúa và 100 tấn hạt giống ngô); Quảng Trị (100 tấn hạt giống lúa và 70 tấn hạt giống ngô); Phú Yên (600 tấn hạt giống lúa và 55 tấn hạt giống ngô); Khánh Hòa (300 tấn hạt giống lúa và 12 tấn hạt giống ngô); Ninh Thuận (200 tấn hạt giống lúa và 30 tấn hạt giống ngô).

Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra tăng cao như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, trong đó, Bến Tre đạt sản lượng lớn nhất vùng, tăng 15% so với cùng kỳ.