Nuôi Tôm Càng Xanh Toàn Đực Kết Hợp Trồng Lúa Lãi Hơn 40 Triệu Đồng/ha

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trạm KN-KN huyện Giá Rai và xã Phong Tân vừa tổ chức tổng kết mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp với trồng lúa tại ấp 17 (xã Phong Tân, huyện Giá Rai).
Mô hình do tỉnh hỗ trợ kinh phí, thực hiện trên 1ha đất trồng lúa, mật độ thả 3 con/m2, tương đương số lượng 30.000 con giống. Sau hơn 5 tháng thả nuôi, tỷ lệ tôm sống đạt hơn 40%, năng suất ước đạt 600kg/ha, người nuôi có lãi hơn 40 triệu đồng.
Tôm càng xanh toàn đực là đối tượng nuôi khá mới, chưa phổ biến. Với đặc tính là tỷ lệ tôm đực chiếm trên 98% nên khả năng tăng trọng nhanh hơn so với tôm cái ở cùng điều kiện nuôi, tôm thương phẩm có kích cỡ lớn, thịt ngon, bán được giá.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế sau khi tổng kết mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ trong ao thực hiện tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát do Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai triển khai.

Sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu cao hơn các năm trước với tỷ lệ gần 60% tổng sản lượng; giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 7,2%, so với năm 2012.

Từ tháng 9–2013, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP cho cơ sở Anh Khoa (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, Thuận Nam). Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng mới cho người nuôi tôm phát triển nghề theo hướng bền vững.

Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL).

Mô hình được triển khai tại 26 hộ dân tham gia với diện tích hơn 25ha, tổng vốn đầu tư 325 triệu đồng. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng trong dân.