Nuôi Tôm Càng Xạnh Tại Xã Thạnh Trị Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre

Thực hiện chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng mô hình nông thôn mới, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại vận động nông dân thành lập Tổ hợp tác Nuôi tôm càng xanh ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại.
Ngày 19 tháng 7 năm 2013, Tổ hợp tác Nuôi tôm càng xanh ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại đã tiến hành thả giống với số lượng 140.000 con/1,8 ha, cỡ giống 3 cm.
Đây là mô hình nuôi tôm càng xanh bán công nghiệp được áp dụng cho vùng qui hoạch ngọt hóa của huyện, việc thực hiện mô hình này làm thí điểm để người nuôi trong vùng chuyển đổi đối tượng nuôi (trước đây nuôi tôm sú nhưng kém hiệu quả) phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại địa phương.
Việc phát triển mô hình này vừa gần gũi với người nông dân, thời gian chỉ 4 tháng, chi phí thấp, ít rủi ro hơn tôm sú, tạo sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn một cách bền vững.
Mô hình thành công sẽ được nhân rộng ra toàn vùng tạo điều kiện cho người dân phát huy sáng kiến trong sản xuất, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sẽ phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nước khởi động dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam".

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.

Ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I (Phước Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa thu hoạch ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Do không có nhiều kinh nghiệm nuôi đối với loại tôm này nên hiệu quả mang lại chưa cao, nhưng bước đầu có thể thấy đây là giải pháp thay thế an toàn đối với các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh bị dịch bệnh.