Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Hồ Tây

Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Hồ Tây
Ngày đăng: 06/07/2013

Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965).

Tôm càng cơ thể dài 5 – 10cm, con lớn nặng 17 – 20g/con. Con đực có lớp vỏ dầy xù xì, chi càng thứ 2 to. Cỡ dài 3 – 4cm có 350 – 500 trứng; 6 – 7cm có 1.000 – 2.200 trứng, 7 – 8 cm có 2.500 trứng. Mùa sinh sản vào tháng 3 - 6 và tháng 8 – 10. Đẻ nhiều lần trong 1 năm. Suốt đời tôm sống ở nước ngọt, lớn lên trong quá trình lột xác nhiều lần, con đực thường lớn hơn con cái, tôm chỉ sống được 1 năm hoặc hơn 1 năm.

Kỹ thuật nuôi:

Nuôi ghép tôm càng trong ao nuôi cá mè.

Diện tích ao: 2.000 – 3.000m2, nước sâu 1 – 1,5m, chủ động lấy và thoát nước, nguồn nước sạch. Mật độ thả 30 – 40 con/m2 (cỡ 2 – 3g/con). Phải tẩy dọn khử trùng ao sạch trước khi thả giống. Cho ăn thức ăn trực tiếp các loại cám gạo, bột đậu xay, bã đậu. Ngày cho ăn 2 lần, sáng sớm và chiều tối. Lượng cho ăn bằng 5 – 7% trọng lượng tôm trong ao.

Quản lý ao: Bón lót phân ban đầu và định kỳ để cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm.

- Không để tôm bị nổi đầu.

- Ao nuôi ghép với cá mè vừa bón phân vừa cho ăn trực tiếp. Sau 5 tháng nuôi đạt năng suất tôm và cá 750 – 1.500kg/ha.

* Cách nuôi đơn giản hơn là thả tôm bố mẹ đã ôm trứng vào ao nuôi cá. Mật độ thả 4 – 5kg/ha. Trước khi thả thử vào giai đặt ở trong ao, tôm đẻ và nở xong vớt tôm mẹ đi, thả tôm con ra ao. Ao cũng phải được tẩy dọn (bón vôi với lượng 30kg/100m2); bón phân gây mầu, bằng phân hữu cơ đã ủ hoai (với lượng 45 – 75kg/100m2).

Chú ý:

- Chỉ nuôi tôm càng với cá không ăn động vật như: Cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá trôi. Tránh nuôi ghép tôm càng trong các ao nuôi cá chép, cá diếc, cá rô phi, cá vược, v.v… Ao nuôi tôm càng có thể ghép thêm trai ngọc nước ngọc để tận dụng quan hệ sinh thái cá – tôm – trai để nâng cao hiệu quả nuôi tổng hợp.v


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Gây Chết Giữa Chu Kỳ Nuôi Tôm Cang Xanh Bệnh Gây Chết Giữa Chu Kỳ Nuôi Tôm Cang Xanh

Bệnh này thường gặp khi đã nuôi ấu trùng từ 10 - 20 ngày, khi bị bệnh ấu trùng thường chết rất nhiều, sau 2-3 ngày có thể chết hết.

06/07/2013
Bệnh Đen Mang Ở Tôm Càng Xanh Bệnh Đen Mang Ở Tôm Càng Xanh

Bệnh này thường xuất hiện vào giai đoạn 5 - 8 trong chu kỳ phát triển của ấu trùng, khi ấu trùng bị nhiệm bệnh, hàng ngày khi xi phông bể có thể thấy chết nhiều, trên mặt bể xuất hiện xác tôm chết nổi lên.

06/07/2013
Nuôi Tôm Càng Xanh Nước Ngọt Ở Ấn Ðộ Nuôi Tôm Càng Xanh Nước Ngọt Ở Ấn Ðộ

Tôm càng nước ngọt Macrobrachium rosenbergii là đối tượng nuôi ngày càng được chú ý hơn do tốc độ tăng trưởng cao, khả năng chịu đựng tốt và đòi hỏi dinh dưỡng về prôtêin rất thấp.

06/07/2013
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Tôm Càng Xanh Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Tôm Càng Xanh

Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn tôm giống (PL), quan sát thấy xuất hiện một số con có màu trắng đục trên thân, điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra, tôm bị bệnh bơi lội khó khăn, những con bị nặng sẽ chết.

24/08/2013
Chọn Giống Và Thả Giống Tôm Càng Xanh Nuôi Luân Canh Chọn Giống Và Thả Giống Tôm Càng Xanh Nuôi Luân Canh

Nên chọn tôm giống có màu cam nhạt hoặc màu xanh trong suốt. Hình thái cấu tạo ngoìa đã hoàn chỉnh như tôm trưởng thành, thân và các phụ bộ bên ngoài không bị tổn thương.

27/08/2013