Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Hồ Tây

Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Hồ Tây
Ngày đăng: 06/07/2013

Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965).

Tôm càng cơ thể dài 5 – 10cm, con lớn nặng 17 – 20g/con. Con đực có lớp vỏ dầy xù xì, chi càng thứ 2 to. Cỡ dài 3 – 4cm có 350 – 500 trứng; 6 – 7cm có 1.000 – 2.200 trứng, 7 – 8 cm có 2.500 trứng. Mùa sinh sản vào tháng 3 - 6 và tháng 8 – 10. Đẻ nhiều lần trong 1 năm. Suốt đời tôm sống ở nước ngọt, lớn lên trong quá trình lột xác nhiều lần, con đực thường lớn hơn con cái, tôm chỉ sống được 1 năm hoặc hơn 1 năm.

Kỹ thuật nuôi:

Nuôi ghép tôm càng trong ao nuôi cá mè.

Diện tích ao: 2.000 – 3.000m2, nước sâu 1 – 1,5m, chủ động lấy và thoát nước, nguồn nước sạch. Mật độ thả 30 – 40 con/m2 (cỡ 2 – 3g/con). Phải tẩy dọn khử trùng ao sạch trước khi thả giống. Cho ăn thức ăn trực tiếp các loại cám gạo, bột đậu xay, bã đậu. Ngày cho ăn 2 lần, sáng sớm và chiều tối. Lượng cho ăn bằng 5 – 7% trọng lượng tôm trong ao.

Quản lý ao: Bón lót phân ban đầu và định kỳ để cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm.

- Không để tôm bị nổi đầu.

- Ao nuôi ghép với cá mè vừa bón phân vừa cho ăn trực tiếp. Sau 5 tháng nuôi đạt năng suất tôm và cá 750 – 1.500kg/ha.

* Cách nuôi đơn giản hơn là thả tôm bố mẹ đã ôm trứng vào ao nuôi cá. Mật độ thả 4 – 5kg/ha. Trước khi thả thử vào giai đặt ở trong ao, tôm đẻ và nở xong vớt tôm mẹ đi, thả tôm con ra ao. Ao cũng phải được tẩy dọn (bón vôi với lượng 30kg/100m2); bón phân gây mầu, bằng phân hữu cơ đã ủ hoai (với lượng 45 – 75kg/100m2).

Chú ý:

- Chỉ nuôi tôm càng với cá không ăn động vật như: Cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá trôi. Tránh nuôi ghép tôm càng trong các ao nuôi cá chép, cá diếc, cá rô phi, cá vược, v.v… Ao nuôi tôm càng có thể ghép thêm trai ngọc nước ngọc để tận dụng quan hệ sinh thái cá – tôm – trai để nâng cao hiệu quả nuôi tổng hợp.v


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Lợi Nhuận 150 Triệu Đồng Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Lợi Nhuận 150 Triệu Đồng

Tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên), Sở Khoa học và Công nghệ An Giang vừa nghiệm thu mô hình dự án “Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất ở tỉnh An Giang”, do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trường đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

20/04/2012
Kỹ Thuật Ương Tôm Càng Xanh Từ Giai Đoạn Bột Lên Giống Kỹ Thuật Ương Tôm Càng Xanh Từ Giai Đoạn Bột Lên Giống

Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, được nuôi nhiều nước trên thế giới. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ...ngày càng phát triển. Trở ngại lớn nhất đối với các nông hộ khi nuôi tôm thịt từ giống nhân tạo mua từ các cơ sở ương là về chất lượng ( kích cỡ không đồng đều) và giá tôm giống cao (chiếm ³ 30% chi phí sản xuất).

13/12/2011
Phần 1B: Đặc Điểm Sinh Học Và Sinh Thái Tôm Càng Xanh Phần 1B: Đặc Điểm Sinh Học Và Sinh Thái Tôm Càng Xanh

Tôm Càng nước ngọt phân bố khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Hiện nay được biết có trên 100 loài, trong đó hơn một phần tư số này có ở châu Mỹ.

19/12/2010
Hướng Dẫn Nuôi Tôm Càng Nước Ngọt Ở Ấn Ðộ Hướng Dẫn Nuôi Tôm Càng Nước Ngọt Ở Ấn Ðộ

Tôm càng nước ngọt Macrobrachium rosenbergii là đối tượng nuôi ngày càng được chú ý hơn do tốc độ tăng trưởng cao, khả năng chịu đựng tốt và đòi hỏi dinh dưỡng về prôtêin rất thấp. ở ấn Ðộ hiện nay, nuôi tôm càng nước ngọt (TCNN) đã có vị trí nhất định trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất có lãi và là một nguồn thu ngoại tệ. Khi dân số tăng và nhu cầu thực phẩm ngày càng cao, nhiều người bắt đầu nuôi TCNN nhằm đáp ứng nhu cầu này.

13/12/2011
Cách Phân Biệt Đực Cái Giống Tôm Càng Xanh Cách Phân Biệt Đực Cái Giống Tôm Càng Xanh

Vì vậy, việc phân biệt giới tính đực cái là điều rất quan trọng trong nuôi thâm canh tôm càng xanh. Tổng kết kinh nghiệm các nơi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cho biết:

14/07/2012