Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lúa Trái Vụ Thu Lãi Lớn

Ở Cần Thơ nông dân xã Thạnh Mỹ, huyện Thốt Nốt xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh theo hình thức nuôi tôm luân canh để có được một vụ lúa đông xuân và một vụ tôm hè thu đảm bảo ăn chắc.
Mô hình đã mang lại hiệu quả rất khả quan, năng suất đạt từ 800 - 1.200 kg/ha, có hộ đạt 2 tấn/ha. Lợi nhuận từ 20 - 40 triệu đồng/ha/vụ nuôi từ 6 - 7 tháng, một số hộ có hộ lãi trên 45 - 50 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy lợi nhuận có thể gấp 5 - 10 lần trồng lúa.
Ở Sóc Trăng, từ kinh nghiệm thực tế nuôi tôm càng xanh cho thấy con tôm càng xanh không chỉ sống được ở môi trường nước ngọt, lợ mà còn sống và phát triển nhanh ở trong ao nuôi tôm sú công nghiệp, có độ mặn đến 15%o. Phần lớn nông dân vùng nước lợ nuôi tôm càng xanh chỉ là quảng canh cải tiến, còn nuôi công nghiệp chủ yếu tập trung vùng nước mặn thuộc huyện Long Phú, Vĩnh Châu. Nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm càng xanh vụ hè thu luân canh lúa đông xuân rất hiệu quả.
Đã có gần 30 ha đất ruộng nuôi tôm càng xanh có lãi từ 40 – 45 triệu đồng/ha. Đây là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp của địa phương đạt hiệu quả, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên, việc nuôi tôm luân canh lúa thường chỉ thực hiện trong vụ hè thu xem như là chính vụ vì lúa trong vụ này năng suất thấp, khó làm. Song, mấy năm gần đây tại Cần Thơ, việc nuôi tôm càng xanh luân canh lúa trong vụ hè thu như “bão hòa” đến lúc thu hoạch hầu như đồng loạt để có ruộng xuống giống vụ đông xuân nên giá thường sụt giảm, nhiều hộ nuôi bị “đụng hàng” khó bán dẫn đến hạ giá bán, thu nhập thấp.
Từ đó, anh Nguyễn Hữu Huynh ở phường Thới Hòa, quận Ô Môn, Cần Thơ đã suy nghĩ tìm hướng đi mới cho mô hình nuôi tôm càng xanh trái vụ và kết quả rất khả quan. Anh thả giống vào tháng 11/2009, trên diện tích ruộng 1,5 ha, đến tháng 5, tháng 6/2010 anh thu tôm dứt điểm để sạ lúa hè thu. Kết quả mô hình nuôi tôm càng xanh trái vụ, anh hạch toán như sau:
- Chi phí con giống 160.000 con x 130 đ/con = 20.800.000 đồng.
- Thức ăn 3,8 tấn x 16.000.000 đ/tấn = 60.800.000 đồng.
- Vôi 1 tấn = 1.500.000 đồng.
- Dầu 300 lít x 13.000 đ/lít = 3.900.000 đồng.
- Công lao động thu hoạch 200 công x 70.000 đ/công = 14.000.000 đồng.
- Chi khác = 7.000.000 đồng.
- Khấu hao xây dựng cơ bản 20% = 10.000.000 đồng.
Tổng chi 118.000.000 đồng.
Thu hoạch 1.850 kg tôm x120.000 đ/kg = 222.000.000 đồng. Lãi 104.000.000 đồng. Như vậy, tính trên một ha anh thu lợi nhuận được gần 70 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao.

Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn tôm bột (PL), quan sát trong bể nuôi thấy xuất hiện một số con có màu trắng đục trên thân, điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra, tôm bị bệnh bơi lội khó khăn, những con bị nặng sẽ chết. Bệnh xảy ra mang tính tự phát do các hiện tượng sốc của môi trường: nhiệt độ, độ mặn và oxy, kết hợp với mật độ nuôi cao, kỹ thuật nuôi không phù hợp.

Quan sát trong bể nuôi thấy ấu trùng bơi không bình thường, hoặc chìm nhiều ở đáy bể, quan sát trên kính hiển vi thấy các phần phụ cuả ấu trùng bị ăn mòn, hoặc cụt như chủy, chân bụng, chân ngực, chỗ bị ăn mòn có màu vàng cam. Khi bị bệnh nặng, không trị kịp thời ấu trùng chết nhiều.

Nếu tận dụng tốt mặt nước từ các mương vườn, đồng thời áp dụng một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý, chăm sóc tốt thì hằng năm chúng ta có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn.

Bệnh này khá phổ biến trong quá trình nuôi tôm, tại trại ương giống tôm, bề mặt tôm con thường bị tiêm mao trùng ký sinh. Nếu nghiêm trọng bề mặt ngoài thân tôm mổi lên từng đám lông xù ra như bông, giống như trứng cá bị dính nấm nước.