Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lúa Trái Vụ Thu Lãi Lớn

Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh Lúa Trái Vụ Thu Lãi Lớn
Ngày đăng: 08/03/2014

Ở Cần Thơ nông dân xã Thạnh Mỹ, huyện Thốt Nốt xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh theo hình thức nuôi tôm luân canh để có được một vụ lúa đông xuân và một vụ tôm hè thu đảm bảo ăn chắc.

Mô hình đã mang lại hiệu quả rất khả quan, năng suất đạt từ 800 - 1.200 kg/ha, có hộ đạt 2 tấn/ha. Lợi nhuận từ 20 - 40 triệu đồng/ha/vụ nuôi từ 6 - 7 tháng, một số hộ có hộ lãi trên 45 - 50 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy lợi nhuận có thể gấp 5 - 10 lần trồng lúa.

Ở Sóc Trăng, từ kinh nghiệm thực tế nuôi tôm càng xanh cho thấy con tôm càng xanh không chỉ sống được ở môi trường nước ngọt, lợ mà còn sống và phát triển nhanh ở trong ao nuôi tôm sú công nghiệp, có độ mặn đến 15%o. Phần lớn nông dân vùng nước lợ nuôi tôm càng xanh chỉ là quảng canh cải tiến, còn nuôi công nghiệp chủ yếu tập trung vùng nước mặn thuộc huyện Long Phú, Vĩnh Châu. Nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm càng xanh vụ hè thu luân canh lúa đông xuân rất hiệu quả.

Đã có gần 30 ha đất ruộng nuôi tôm càng xanh có lãi từ 40 – 45 triệu đồng/ha. Đây là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp của địa phương đạt hiệu quả, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, việc nuôi tôm luân canh lúa thường chỉ thực hiện trong vụ hè thu xem như là chính vụ vì lúa trong vụ này năng suất thấp, khó làm. Song, mấy năm gần đây tại Cần Thơ, việc nuôi tôm càng xanh luân canh lúa trong vụ hè thu như “bão hòa” đến lúc thu hoạch hầu như đồng loạt để có ruộng xuống giống vụ đông xuân nên giá thường sụt giảm, nhiều hộ nuôi bị “đụng hàng” khó bán dẫn đến hạ giá bán, thu nhập thấp.

Từ đó, anh Nguyễn Hữu Huynh ở phường Thới Hòa, quận Ô Môn, Cần Thơ đã suy nghĩ tìm hướng đi mới cho mô hình nuôi tôm càng xanh trái vụ và kết quả rất khả quan. Anh thả giống vào tháng 11/2009, trên diện tích ruộng 1,5 ha, đến tháng 5, tháng 6/2010 anh thu tôm dứt điểm để sạ lúa hè thu. Kết quả mô hình nuôi tôm càng xanh trái vụ, anh hạch toán như sau:

- Chi phí con giống 160.000 con x 130 đ/con = 20.800.000 đồng.

- Thức ăn 3,8 tấn x 16.000.000 đ/tấn = 60.800.000 đồng.

- Vôi 1 tấn = 1.500.000 đồng.

- Dầu 300 lít x 13.000 đ/lít = 3.900.000 đồng.

- Công lao động thu hoạch 200 công x 70.000 đ/công = 14.000.000 đồng.

- Chi khác = 7.000.000 đồng.

- Khấu hao xây dựng cơ bản 20% = 10.000.000 đồng.

Tổng chi 118.000.000 đồng.

Thu hoạch 1.850 kg tôm x120.000 đ/kg = 222.000.000 đồng. Lãi 104.000.000 đồng. Như vậy, tính trên một ha anh thu lợi nhuận được gần 70 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro bệnh dịch, cho hiệu quả ổn định Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro bệnh dịch, cho hiệu quả ổn định

Tôm càng xanh là loài ít dịch bệnh, dễ nuôi, tuy nhiên đối với loài này, để đạt được hiệu quả kinh tế, khi chọn giống cần phải chú ý đến đặc điểm sinh trưởng

05/02/2018
Biofloc kết hợp vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch Tôm Càng Xanh Biofloc kết hợp vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch Tôm Càng Xanh

Tôm càng xanh là một đối tượng nuôi khá phổ biến hiện nay, vì có tiềm năng rất lớn về xuất khẩu. Nghiên cứu gần đây cho thấy, mô hình nuôi tôm càng xanh biofloc

23/07/2018
Phương pháp chữa một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm càng xanh Phương pháp chữa một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm càng xanh

Hiện nay hình thức nuôi tôm càng xanh thương phẩm chủ yếu theo dạng quảng canh cải tiến nuôi trong ruộng lúa và bán thâm canh trong các diện tích nhỏ

26/07/2018
Những lưu ý trong phòng trị bệnh đóng rong trên tôm càng xanh Những lưu ý trong phòng trị bệnh đóng rong trên tôm càng xanh

Không kiểm soát được số lượng thức ăn thừa hay thiếu trong ao nuôi gây ô nhiễm môi trường nước hay khiến tôm suy dinh dưỡng hoặc gây nhiều bệnh tôm càng xanh

20/08/2018
Kỹ thuật mới tăng hiệu quả nuôi tôm càng xanh Kỹ thuật mới tăng hiệu quả nuôi tôm càng xanh

Ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong nuôi tôm càng xanh như: sử dụng máy ép sấy trong sản xuất thức ăn, giải pháp bẻ càng trong quá trình nuôi đạt hiệu quả khá cao

30/08/2018