Nuôi Tôm Càng Hồ Tây

Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965). Tôm càng cơ thể dài 5 – 10cm, con lớn nặng 17 – 20g/con. Con đực có lớp vỏ dầy xù xì, chi càng thứ 2 to. Cỡ dài 3 – 4cm có 350 – 500 trứng; 6 – 7cm có 1.000 – 2.200 trứng, 7 – 8 cm có 2.500 trứng. Mùa sinh sản vào tháng 3 - 6 và tháng 8 – 10. Đẻ nhiều lần trong 1 năm. Suốt đời tôm sống ở nước ngọt, lớn lên trong quá trình lột xác nhiều lần, con đực thường lớn hơn con cái, tôm chỉ sống được 1 năm hoặc hơn 1 năm.
Kỹ thuật nuôi:
Nuôi ghép tôm càng trong ao nuôi cá mè.
Diện tích ao: 2.000 – 3.000m2, nước sâu 1 – 1,5m, chủ động lấy và thoát nước, nguồn nước sạch. Mật độ thả 30 – 40 con/m2 (cỡ 2 – 3g/con). Phải tẩy dọn khử trùng ao sạch trước khi thả giống. Cho ăn thức ăn trực tiếp các loại cám gạo, bột đậu xay, bã đậu. Ngày cho ăn 2 lần, sáng sớm và chiều tối. Lượng cho ăn bằng 5 – 7% trọng lượng tôm trong ao.
Quản lý ao: Bón lót phân ban đầu và định kỳ để cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm.
- Không để tôm bị nổi đầu.
- Ao nuôi ghép với cá mè vừa bón phân vừa cho ăn trực tiếp. Sau 5 tháng nuôi đạt năng suất tôm và cá 750 – 1.500kg/ha.
* Cách nuôi đơn giản hơn là thả tôm bố mẹ đã ôm trứng vào ao nuôi cá. Mật độ thả 4 – 5kg/ha. Trước khi thả thử vào giai đặt ở trong ao, tôm đẻ và nở xong vớt tôm mẹ đi, thả tôm con ra ao. Ao cũng phải được tẩy dọn (bón vôi với lượng 30kg/100m2); bón phân gây mầu, bằng phân hữu cơ đã ủ hoai (với lượng 45 – 75kg/100m2).
Chú ý:
- Chỉ nuôi tôm càng với cá không ăn động vật như: Cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá trôi. Tránh nuôi ghép tôm càng trong các ao nuôi cá chép, cá diếc, cá rô phi, cá vược v.v… Ao nuôi tôm càng có thể ghép thêm trai ngọc nước ngọc để tận dụng quan hệ sinh thái cá – tôm – trai để nâng cao hiệu quả nuôi tổng hợp.
Có thể bạn quan tâm

Bổ sung chitin trong chế độ ăn của tôm càng canh tôm sẽ có lợi trong việc tăng cường kích thích phản ứng miễn dịch và đề kháng bệnh trắng cơ trắng đuôi

Việc sắp xếp và lắp ráp bộ gien chất lượng cao đầu tiên trên thế giới của tôm càng xanh (M. rosenbergii) đã hoàn thành.

Đây là mô hình có những đặc tính nổi trội như giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều hình thức nuôi kết hợp.

Các bệnh phổ biến gây nấm là Lagenidium, Siropodium, Haliphthoros và Fusarium. Các yếu tố môi trường như mùa mưa, điều kiện ẩm ướt, độ mặn thấp, vv

Tôm càng xanh là loài giáp xác nếu muốn tăng trưởng và phát triển thì phải qua quá trình lột xác. Loài tôm càng xanh có đặc tính hay ăn thịt