Nuôi thủy sản công nghệ cao

Vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao ở An Giang với mục tiêu đạt tổng diện tích 331ha vào cuối năm 2016 và đến năm 2020 tăng giá trị thu nhập của mỗi hecta nuôi thủy sản từ 30% so với năm 2012.
Theo đó, tỉnh tập trung đầu tư phát triển sản xuất thủy sản theo hướng hiện đại, công nghiệp hóa và hỗ trợ việc gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các công nghệ cao trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm để thủy sản trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu có chất lượng và giá trị cao cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Ngành nông nghiệp khảo sát, đánh giá tiềm năng lợi thế của từng vùng để hoạch định kế hoạch và lộ trình cụ thể cho các vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao ứng dụng các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm giá thành cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện Đầm Dơi (Cà Mau) chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá. Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất được đẩy nhanh tiến độ, diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến ngày càng được mở rộng, nên sản xuất nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu phục hồi.

Tình hình vi phạm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Về xã Yên Hồ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) trong những ngày cuối thu, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UBND xã dẫn đi “mục sở thị” hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất của anh Lê Thanh Hà - một điển hình của công đoàn xã trong phát triển kinh tế.

Ngày 4/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Ðắk Song (Đắk Nông) đã tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết đánh giá mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại hộ ông Vũ Thanh Sơn, thôn 2, xã Thuận Hà (Ðắk Song), mô hình thử nghiệm bắt đầu từ tháng 5/2013.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo không nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, trước tình trạng tôm sú gặp nhiều rủi ro, nhiều người dân đã quay sang phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt không theo quy hoạch, không theo quy trình kỹ thuật nuôi. Điều này có thể tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.