Nuôi thủy sản công nghệ cao

Vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao ở An Giang với mục tiêu đạt tổng diện tích 331ha vào cuối năm 2016 và đến năm 2020 tăng giá trị thu nhập của mỗi hecta nuôi thủy sản từ 30% so với năm 2012.
Theo đó, tỉnh tập trung đầu tư phát triển sản xuất thủy sản theo hướng hiện đại, công nghiệp hóa và hỗ trợ việc gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các công nghệ cao trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm để thủy sản trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu có chất lượng và giá trị cao cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Ngành nông nghiệp khảo sát, đánh giá tiềm năng lợi thế của từng vùng để hoạch định kế hoạch và lộ trình cụ thể cho các vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao ứng dụng các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm giá thành cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

7 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản của thị xã đạt 11.566 tấn, bằng 61,5% so với kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài việc bảo đảm về sản lượng khai thác, nhiều tàu cá với trang thiết bị ngày càng hiện đại đã khai thác được nhiều sản phẩm có giá trị cao như cá ngàng, cá ngừ...

Một trong những mục tiêu của Đề án “tái cơ cấu ngành thủy lợi” là phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực như càphê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa…

Trước tình trạng sản xuất manh mún, cung vượt cầu của sản phẩm cá tra và sự thiếu liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp, sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần chuẩn hóa ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra từ đầu vào đến đầu ra, mở hướng đi mới, phát tiển bền vững cho toàn ngành.

Những giọt nước mắt xót của, những khuôn mặt ngẩn ngơ, những tiếng thở dài ngao ngán… ấy là những gì chúng tôi thấy khi tiếp xúc với người nuôi ngao ở xã Đông Minh, Tiền Hải (Thái Bình).

Được biết, chủ lô hàng là ông Phan Đình Tín (trú tại tổ 18, Trần Phú, Quảng Ngãi), người này không xuất trình được giấy kiểm dịch động vật và chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Công an TP Vinh đã thu hồi số thịt bò nói trên và tiến hành tiêu hủy theo quy định.