Nuôi thử nghiệm lợn Hương

Lợn có chất lượng thịt mềm, ngọt, đặc biệt lợn Hương thường ăn nhiều các loại cây, rau dược liệu nên thịt rất ngon, có mùi thơm đặc trưng, và là loại thực phẩm cao cấp được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, phong trào nuôi lợn Hương vẫn còn hạn chế, rải rác ở một vài địa phương phía Bắc, đa số người dân chưa biết đến giống vật nuôi này.
Để giới thiệu cho người chăn nuôi trong tỉnh giống lợn đặc sản mới có chất lượng thơm ngon, thay đổi cơ cấu giống vật nuôi tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm lợn Hương theo hướng an toàn sinh học.
Mô hình được đưa vào nuôi thử nghiệm tại huyện Đạ Huoai với quy mô 25 con gồm 5 hộ tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ 1 lợn Hương đực và 4 lợn Hương cái.
Tuy thời gian đầu mô hình gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi về địa lý và điều kiện khí hậu, đàn lợn chưa thích nghi được với điều kiện sống ở môi trường mới nên thường bị bệnh viêm phổi. Nhưng sau một thời gian nuôi dưỡng, đàn lợn Hương đã thích nghi và phát triển tốt.
Đến thời điểm hiện nay, qua theo dõi trên đàn lợn Hương cho thấy các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của mô hình như: Tỷ lệ sống của đàn lợn đạt 92%; tuổi phối giống lần đầu từ 5 - 6 tháng tuổi, chu kỳ động dục từ 17 - 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 - 4 ngày, thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn nái trung bình là 14 ngày, thời gian mang thai 112 - 114 ngày, số lợn con trung bình là 6 - 8 con/lứa/nái, tỷ lệ lợn con sống đến khi cai sữa đạt 96%, lợn con sinh ra có sức đề kháng tốt, ít bệnh.
Qua 11 tháng triển khai đến nay đàn lợn của mô hình đã sinh sản được trên 60 lợn con và một số lợn nái đang chuẩn bị đẻ lứa thứ 2.
Theo ông Nguyễn Quý Thủy chủ mô hình nuôi lợn Hương theo hướng an toàn sinh học cho biết: Giống lợn này dễ nuôi, tạp ăn, ít bệnh, đặc biệt là chúng ăn rất nhiều loại rau khác nhau, hay ủi dũi tìm giun dế và có thể tận dụng được các loại thức ăn dư thừa, vì vậy chi phí đầu tư thức ăn thấp hơn so với các giống lợn khác nhưng chất lượng thịt thì hơn hẳn.
Do đây là giống lợn mới được đưa vào nuôi thử nghiệm tại địa phương với số lượng ít nên lợn con sinh ra đều được người dân trong và ngoài tỉnh đặt mua, ở thời điểm hiện tại lợn giống đẻ ra không đủ để cung cấp cho thị trường.
Với giá bán giống của lợn Hương tại thời điểm này vào khoảng 170.000 đồng/kg, trong khi giống lợn thịt thông thường như Landrace hay Yorkshire có giá bán giống khoảng 90.000 đồng/kg. Do đó khi nuôi lợn Hương người chăn nuôi có thu nhập cao hơn hẳn so với chăn nuôi các giống lợn khác.
Mô hình nuôi thử nghiệm lợn Hương theo hướng an toàn sinh học là mô hình có tiềm năng để phát triển và nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập của người chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt đặc sản sạch, có chất lượng cao phục vụ nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Đặc biệt làm đa dạng nguồn giống trên địa bàn tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước Bùi Văn Đạt (thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) vẫn đi làm thuê, cuốc mướn khắp nơi. Trong một lần sang huyện Tuy Đức đào khoai thuê, anh chứng kiến cảnh nườm nượp người đến mua dây, mua củ.

Từ đầu năm đến nay, do đầu ra bấp bênh và giảm liên tục, người chăn nuôi cả nước tiếp tục chịu cảnh thua lỗ. Không có vốn để tái đàn, thay vì làm ông chủ, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi gia công cho các công ty chăn nuôi nước ngoài. Nếu không sớm có giải pháp khắc phục, chỉ một thời gian ngắn nữa, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lệ thuộc 100% vào nước ngoài.

Những ngày này, trên những tuyến đường Cái Răng - Phụng Hiệp xuống Sóc Trăng, Cần Thơ - Mỹ Khánh vô thị trấn Phong Điền (TP Cần Thơ) và hai bên đường 91B, chỗ nào cũng bày bán trái dâu xanh, dâu vàng ngồn ngộn.

Sau 6 tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, có khả năng thích nghi và phát triển tốt. Kết quả, tỷ lệ sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân đạt 12 con/kg, sản lượng hàu đạt 677 kg, với giá bán 32.000 đ/kg, tổng thu trên 21 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 14 triệu, lãi trên 7 triệu (nếu quy trên héc ta thì lãi 1,4 tỷ đ/ha).

“1 phải, 5 giảm”- mô hình phát triển lúa bền vững, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường nên được nông dân huyện Thoại Sơn áp dụng trên diện tích 9.300 héc-ta.