Nuôi thỏ sinh sản thu nhập không nhỏ từ nghề phụ

Tuy nhiên, nhận thấy vẫn còn thời gian rảnh khi “nông nhàn”, anh Bằng mày mò tìm thêm thu nhập từ nuôi thỏ.
Mỗi ngày, anh dành khoảng 1,5 - 2 giờ chăm sóc 15 con thỏ sinh sản để nuôi thương phẩm. Từ đó, lợi nhuận sau khi trừ chi phí trung bình mỗi tháng 2,5 - 3 triệu đồng.
Anh Bằng thu mỗi tháng 2,5 - 3 triệu đồng từ nuôi thỏ
Anh Bằng cho biết: “Nuôi thỏ chi phí ban đầu không cao, khả năng quay vòng vốn nhanh.
Thỏ 5 tháng tuổi có thể phối giống và đẻ nhiều.
Hằng năm, thỏ sinh sản khoảng 7 - 8 lứa/con, mỗi lứa trung bình 8 con.
Số thỏ thịt thương phẩm hằng năm anh xuất bán từ 750 - 900 con, trung bình thỏ đạt 2,5 - 3kg/con, giá 80 ngàn đồng/kg.
Nhờ đó, tổng thu từ thỏ của hộ anh Bằng sau khi trừ chi phí không dưới 30 triệu đồng/năm.
Thỏ được nuôi nhốt và ăn cỏ, lá cây kết hợp với cám hỗn hợp nên có thể tận dụng thức ăn có sẵn.
Nuôi thỏ không tốn nhiều diện tích, công sức và chi phí thuốc trị bệnh.
Nếu biết sử dụng thức ăn hợp lý và thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh định kỳ.
Nuôi thỏ còn cung cấp phân bón cho cây trồng”.
Hiện có nhiều hộ dân trong xã đến học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ của gia đình anh Bằng và được anh hướng dẫn nhiệt tình từ chọn giống đến chăm sóc, vệ sinh và thị trường tiêu thụ.
Theo anh Bằng, nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ trên thị trường hiện vẫn rất rộng, trong khi người nuôi thỏ không nhiều và nguồn cung không dồi dào như heo, gà.
Người chăn nuôi phải đam mê, chịu khó, kiên nhẫn và không ngừng học hỏi kinh nghiệm để chăm sóc thỏ đúng kỹ thuật nhằm tối ưu hóa giá trị sản xuất.
Bên cạnh đó, phải tự chủ về con giống, vừa bảo đảm an toàn dịch, bệnh vừa giảm thiểu chi phí đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...

Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.

Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Bí quyết của nông dân U60 này chính là mô hình đa canh, đa con để sẵn sàng “đối mặt” với bấp bênh của thị trường nông sản.

Chỉ với 8.000 m2 đất trồng bưởi xa xanh (BDX) VietGAP, ông Đào Văn Minh, ngụ xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình của ông được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất.