Nuôi thỏ lãi to nhờ chủ động nguồn thức ăn

Còn nhớ, hồi đầu tháng 10.2013, ông Chiến được vay ưu đãi 10 triệu đồng từ Hội Cựu chiến binh xã để xây dựng mô hình nuôi thỏ.
Với số vốn vay được, ông mua 20 con thỏ giống gồm 17 con cái và 3 con đực.
Từ những con thỏ giống đầu tiên, ông Chiến đã nhanh chóng gây được đàn thỏ sinh sản.
Hơn 1 năm nay, trung bình mỗi tháng, ông Chiến xuất chuồng 160 - 200kg thỏ thịt, với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 10 triệu đồng.
Ngoài bán thỏ thịt thương phẩm, ông Chiến còn bán thỏ giống cho các hộ trong và ngoài xã.
Nhiều hộ nuôi thỏ theo gia đình ông Chiến đến nay đã có thu nhập ổn định hàng tháng.
Hiện tại, ông Lê Công Chiến đang nuôi trên 10 con thỏ đực giống, 30 con thỏ cái sinh sản và 85 con thỏ thịt.
Đàn thỏ của ông Chiến đang phát triển tốt và không đủ cung cấp cho thị trường cả về thỏ giống và thỏ thịt thương phẩm.
Theo ông Chiến, tuy ở đồng bằng, nhưng nguồn thức ăn của thỏ không hiếm.
Đó là rau muống, rau lang, cỏ… Ông Chiến trồng khoảng 500m2 rau muống để có nguồn thức ăn cho thỏ thường xuyên.
Ông còn thiết kế hệ thống ròng rọc để khi cắt rau muống xong vô bao, móc vào ròng rọc đưa đến tận chuồng nuôi thỏ.
Mỗi ngày, ông cho thỏ ăn 2 lần.
Khi thỏ đẻ, ông cho thỏ ăn thêm lúa và vệ sinh chuồng nuôi mỗi ngày; phun thuốc sát trùng chuồng 1 tuần một lần.
Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.
Mỗi lứa đẻ từ 5 - 8 con.
Nuôi từ 1 - 1,5 tháng thì bán thỏ giống, với giá dao động 50.000 - 75.000 đồng/con; còn nuôi trên 2 tháng thì bán thỏ thịt.
Ông Chiến chia sẻ kinh nghiệm: “Thỏ đẻ và nuôi con từ 15 - 20 ngày thì cho phối giống lại và hơn 30 ngày sau là đẻ tiếp vì thế việc nhân đàn rất nhanh.
Nuôi thỏ, quan trọng là chủ động được nguồn thức ăn và vệ sinh chuồng trại sạch thì đảm bảo thành công…”.
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày nay, nhiều nông dân ở Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc) tập trung ra đồng để cải tạo đất, chăm bón và phòng trừ dịch bệnh cho cây màu và chuẩn bị cho vụ mùa mới. Bà Nguyễn Thị Lài ra đồng từ sớm để bón phân cho mấy sào ớt và bắp vừa mới gieo trồng trong vụ đông xuân để kịp thời thu hoạch vào cuối tháng 2 âm lịch sắp tới.

Nhằm hạn chế những thiệt hại do chuột gây ra, đảm bảo an toàn cho cây lúa đông xuân phát triển trong giai đoạn từ nay đến cuối vụ, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp diệt chuột bằng các loại bẫy, ưu tiên dùng những loại bẫy bả sinh học để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

Theo lịch thời vụ, nuôi tôm nước lợ năm 2015 ở các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh sẽ được bắt đầu từ ngày 5.3.2015 và kết thúc vào ngày 30.9.2015. Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã có cuộc trao đổi với P.V Báo Quảng Nam về công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi trong vụ mới này.

Xã Sơn Bua (Sơn Tây) có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để nuôi thủy sản. Vừa qua, huyện đưa cá tầm vào nuôi đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản có giá trị cao, mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân ở xã vùng cao Sơn Bua.

Để ngành nông nghiệp thực sự là một trong những ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, việc “làm mới” nông nghiệp đã và đang đặt ra nhiều thách thức. Trong đó không thể chấp nhận kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún mà phải chuyển sang mô hình lớn, hoạt động tập thể; đồng thời phải đưa phương tiện cơ giới vào sản xuất. Có như vậy ngành nông nghiệp mới thực sự là “tứ trụ” trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Vì vậy, dồn điền đổi thửa là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra.