Nuôi Thỏ

Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk triển khai đề án “Chăn nuôi thỏ gia đình theo mô hình làng nghề” tại buôn Prông B, TP.Buôn Ma Thuột với hơn 100 hộ tham gia.
Từ mức hỗ trợ ban đầu 5 thỏ cái hậu bị và 1 thỏ đực giống cho mỗi hộ, sau 2 năm triển khai cả buôn Prông B đã có gần 5.000 con thỏ. Anh Y Wih Eban- Buôn trưởng buôn Prông B cho biết “Ngoài 3 hộ nuôi thỏ NewZealand là gia đình ông YbHiu Niê, Y Mai Niê và YTullul Niê thì hầu hết các hộ đều nuôi thỏ nội. Loại thỏ nội rất dễ nuôi, khả năng thích nghi cao, khả năng sử dụng thức ăn, sinh sản, chống đỡ bệnh tật rất tốt.. mỗi lứa xuất chuồng có hộ thu về tới 10 triệu đồng”.
Gia đình ông Y Mai Niê nuôi cả 2 loại thỏ NewZealand và thỏ nội, vừa xuất bán thỏ giống, trong chuồng vẫn còn gần 100 con. Ông cho biết, năm 2009 bắt đầu nuôi thỏ thịt và nhân giống, đến năm sau thì xuất thỏ giống được gần 20 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 10 triệu. Với ông đây là một thu nhập khá cao vì đầu tư vốn ban đầu và công sức không nhiều.
Ông Y Mai Niê cho biết thêm, người mới nuôi thỏ nên nuôi thỏ thịt dễ hơn thỏ sinh sản, kỹ thuật nuôi đơn giản, công đoạn chăn nuôi ngắn, chỉ 60-80 ngày/lứa, mỗi con đạt trọng lượng trung bình từ 2,8-3 kg. Thỏ mẹ mỗi lứa đẻ 5-7con, mỗi năm đẻ 6-8 lứa, nếu nuôi thịt như vậy mỗi năm một thỏ mẹ có thể cho khoảng 110-120 kg thịt hơi, với giá bán hiện nay khoảng 60.000 đ/kg thì người nuôi thu được gần 7 triệu, trừ chi phí còn lãi trên 5 triệu đồng.
“Nuôi thỏ ít tốn kém và nhàn hơn gia súc khác. Mỗi ngày chỉ cần tận dụng từ 2-3 giờ chăm sóc, vệ sinh chuồng trại. Nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng rau, cỏ trong vườn. Người nuôi phải chú ý khâu cơ bản như chọn giống, phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời, đúng kỹ thuật, chế độ ăn uống phải sạch và đủ chất dinh dưỡng. Nhờ làm tốt quy trình đó nên năm nào ông cũng xuất những đàn thỏ giống mập mạp, có sức đề kháng tốt và luôn được khách hàng tin tưởng”, ông YbHiu Niê chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN) của tỉnh Bến Tre , trong năm 2015, huyện Châu Thành đã triển khai mô hình trồng chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô tại ấp Phước Thành, xã An Phước. An Phước là xã thuần nông, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào trồng lúa và dừa. Do hiệu quả kinh tế từ các loại cây trồng này không cao, cần có hướng mới trong việc chuyển đổi giống cây trồng, tăng cường sự hỗ trợ về vốn đầu tư và kỹ thuật cho nông dân phù hợp với địa phương.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), trước đây Trung Quốc(TQ) luôn dẫn đầu về hàng rau quả nhập khẩu vào Việt Nam (VN) nhưng sáutháng đầu năm nay vị trí này đã đổi chủ.

Lượng muối tồn đọng ở Khánh Hòa lên tới 40.000 tấn muối do giá muối giảm mạnh chỉ còn 400-600 đồng/kg, giảm 50% so với năm ngoái.

Tay không ngừng rút từng chiếc vỏ trai (vỏ con trai) hứng nhựa vét sơn vào chiếc chậu hay thùng nhỏ, bác Mai Thanh Trọng ở thôn Me Thượng, xã Vô Điếm (Bắc Quang) tâm sự: “Gia đình chỉ có mấy sào ruộng và rừng tạp, đời sống khó khăn, lại sống trong địa bàn xã vùng sâu, giao thông cách trở. Nhân có lần đi thăm con gái lấy chồng ở Phú Thọ, nhận thấy cây sơn có thể trồng ở quê mình, nên tôi đã mua giống về trồng thử. Đến nay sau 2 năm trồng đã thấy được hiệu quả, nhựa sơn bán cũng cho thu nhập khá”.

Từ một hộ nghèo, vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế vườn, trở thành cách làm hiệu quả được chính quyền sở tại ghi nhận và có chủ trương nhân rộng. Đó là câu chuyện của nông dân Đỗ Văn Hiển, điển hình làm kinh tế giỏi của thôn Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang).