Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Thành Công Giống Vịt Triết Giang

Nuôi Thành Công Giống Vịt Triết Giang
Ngày đăng: 05/09/2014

Vịt Triết Giang là giống vịt siêu trứng nổi tiếng, có nguồn gốc từ tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Giống nhập vào nước ta từ năm 2005, được các cơ sở giống tiến hành nuôi giữ, chọn lọc để có năng suất và chất lượng cao.

Vịt thích hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây), nuôi nhốt kết hợp với nuôi cá (cá - vịt) hoặc nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam.

Kết quả nuôi khảo sát cho thấy vịt Triết Giang có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta. Vịt có khả năng chống chịu bệnh rất tốt, đạt tỷ lệ nuôi sống từ 90 - 92%. Vịt có tuổi đẻ trứng đầu sớm (110 -112 ngày tuổi); khối lượng cơ thể lúc vào đẻ thấp: 1,3 - 1,5 kg; tỷ lệ đẻ rất cao 98% - 100% ; năng suất trứng bình quân/mái đạt 227 - 239 trứng (trong 10 tháng đẻ), khối lượng 60 - 70 g/trứng.  

Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm chiếm một vị trí quan trọng ngoài việc cung cấp sản phẩm thịt, trứng cho xã hội, còn tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, phù hợp những với những hộ ít vốn và ít đất sản xuất. Tuy nhiên chăn nuôi gia cầm, thủy cầm phát triển chưa được bền vững do chịu tác động tiêu cực của nhiều yếu tố như: dịch bệnh thường xuyên đe dọa, giá bán không ổn định, giá thức ăn tăng cao, ...

Từ thực trạng trên, năm 2013 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư triển khai mô hình nuôi thử nghiệm 500 con vịt chuyên trứng Triết Giang, tại hộ ông Trần Văn Hạnh, ở ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi. Với hình thức hỗ trợ 100% tiền giống, 30% tiền thức ăn và vaccin từ nguồn kinh phí thực hiện công tác khuyến nông năm 2013 của tỉnh. Sau 118 ngày nuôi vịt bắt đầu cho trứng đầu tiên, tỷ lệ sống 95%, trọng lượng vịt 1,2 - 1,4 kg/con.

Vịt Triết Giang rất dễ nuôi, có sức đề kháng cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Bạc Liêu, thời gian cho trứng sớm hơn 1,5 tháng so với những giống vịt khác. Vì vậy rút ngắn được thời gian nuôi và giảm 1 phần chi phí đáng kể. Khi tỷ lệ cho trứng ổn định sẽ nhân giống cung cấp cho những hộ xung quanh, Ông Hạnh phấn khởi nói.

Ông Nguyễn Xuân Khoa, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư nhận định giống vịt Triết Giang có khả năng nhân rộng ở tỉnh Bạc Liêu góp phần đa dạng hóa giống gia cầm của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Mục Tiêu Đến Năm 2020 Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD Mục Tiêu Đến Năm 2020 Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 11 Tỷ USD

Đến năm 2020, ngành thủy sản sẽ phấn đấu đưa tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn và giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD, tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp.

24/10/2014
Vì Sao Nghề Trồng Nấm Hiệu Quả Nhưng Chưa Phát Triển Vì Sao Nghề Trồng Nấm Hiệu Quả Nhưng Chưa Phát Triển

Nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh ta đã có hàng trăm hộ gia đình sản xuất nấm (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm mục nhĩ) có thu nhập khá, rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... Nấm được trồng quanh năm, nhưng hiệu quả nhất vẫn là nấm mục nhĩ và nấm sò.

24/10/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Keo Tai Tượng Thâm Canh Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Keo Tai Tượng Thâm Canh

Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.

24/10/2014
Công Khai, Minh Bạch Giá Thu Mua, Phương Thức Thu Mua Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015 Công Khai, Minh Bạch Giá Thu Mua, Phương Thức Thu Mua Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.

24/10/2014
Sức Sống Mới Từ Dự Án 600 Sức Sống Mới Từ Dự Án 600

Sau hơn hai năm, 53 thành viên đầu tiên thuộc dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch (PCT) tại 53 xã thuộc sáu huyện miền núi Quảng Ngãi đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống những người dân vùng cao.

24/10/2014