Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân

Nuôi Tằm Vôi Hướng Đi Mới Của Nhiều Nông Dân
Ngày đăng: 17/06/2013

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Được một người quen ở Đà Lạt “mách nước” và hướng dẫn kỹ thuật, ông Võ Đức Tuấn ở thôn Kim Thành, xã Hành Dũng (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) đã mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi tằm kén sang tằm vôi (còn gọi là nuôi tằm chết). Và ông cũng là người “tiên phong” nuôi tằm vôi ở Nghĩa Hành.

Ông Tuấn bắt đầu nuôi tằm vôi từ năm 2009. Lúc mới nuôi do chưa có kinh nghiệm nên không đạt. Qua nhiều lần rút kinh nghiệm, đến nay ông đã thành công với hướng đi mới này. Ông Tuấn chia sẻ: “Vì nguồn lá dâu ít và phòng nuôi nhỏ nên một tháng tôi chỉ nuôi 2 đến 4 lứa tằm vôi. Mỗi lứa tôi nuôi được 2 hộp (20 ngàn con/hộp). Nguồn giống được lấy tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), với giá 180.000 đồng/hộp”.

Nuôi tằm vôi phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Những tháng mát trời thì tằm đạt năng suất cao hơn. Trung bình một hộp tằm nuôi sẽ cho ra khoảng 45kg tằm vôi. Với giá bán 70.000 đồng/kg như hiện nay sau khi trừ các chi phí, ông Tuấn thu lãi khoảng 2 triệu đồng/hộp.

Thấy nuôi tằm vôi có lãi lại ổn định đầu ra nên nhiều nông dân nuôi tằm kén đã chuyển sang nuôi tằm vôi. Lão nông Phạm Hiến ở thôn An Chỉ Tây, xã Hành Phước là một trong những hộ nuôi tằm kén lớn nhất Nghĩa Hành. Thế nhưng, sau khi được ông Tuấn hướng dẫn kỹ thuật và được Công ty thu mua hỗ trợ máy lạnh, vật tư, ông Hiến đã chuyển sang nuôi tằm vôi được 2 năm nay.

Dựa vào lợi thế có nhiều lá dâu và phòng nuôi rộng nên mỗi tháng ông Hiến nuôi 3 lứa tằm vôi (3 hộp/lứa). Những tháng trời mát tằm nuôi đạt trên 50kg/hộp. “Chỉ cần mỗi lứa tằm vôi nuôi đạt khoảng 45 kg/hộp thì không có nghề nào làm ăn hiệu quả lại nhanh có lời như nghề nuôi tằm vôi”, ông Hiến khẳng định.

Không riêng gì ông Tuấn, ông Hiến mà nhiều hộ nuôi tằm vôi ở Nghĩa Hành đều cho rằng, nuôi tằm vôi vừa ít tốn công và lá dâu vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn tằm kén. Tuy nhiên, nuôi tằm kén là nuôi tằm sống, còn nuôi tằm vôi là nuôi tằm chết. Sau khi tằm được 16 ngày tuổi thì người nuôi phải rắc vôi lên mình con tằm. Giai đoạn này tằm lột xác, lớp da mới còn ướt và sần sùi nên vôi sẽ dễ dính vào thân tằm. Sau 5 - 6 ngày rắc vôi tằm sẽ chết. Tằm vôi này sẽ được trộn vào đất cao lanh để bảo quản. Sau đó bán cho các công ty ở TP. Hồ Chí Minh để các công ty này chế biến và sản xuất ra các loại mỹ phẩm.

Mặc dù nuôi tằm vôi đem lại hiệu quả kinh tế cao và ít tốn công hơn nuôi tằm kén. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nuôi tằm vôi đạt hiệu quả cao. Vì muốn nuôi tằm vôi đạt thì cần phải tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật. Những tháng nắng nóng thì sau khi tằm vô vôi được 3 ngày sẽ được đưa vào phòng lạnh để tằm chết trắng đẹp... Nếu không tuân thủ theo các quy trình kỹ thuật thì nuôi tằm vôi sẽ không đạt hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Về thông tin nhập 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi dề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt hơn Về thông tin nhập 68 tấn chất cấm trong chăn nuôi dề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt hơn

C49 đã đề nghị Bộ Y tế cần kiểm soát chặt hơn vấn đề cấp phép cho nhập khẩu và vấn đề sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi của các doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu.

28/10/2015
Nông dân hiểu luật thành phố thêm yên bình Nông dân hiểu luật thành phố thêm yên bình

Sau 2 năm thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2013 – 2016), Hội Nông dân TP.HCM đã giúp những đối tượng thụ hưởng trên địa bàn am hiểu về pháp luật hơn.

28/10/2015
Lâm Thao cùng nông dân chăm sóc lúa đông xuân Lâm Thao cùng nông dân chăm sóc lúa đông xuân

“Cùng nông dân các tỉnh ĐBSCL chăm sóc lúa đông xuân” là chủ đề buổi tư vấn được Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Kênh truyền hình nông nghiệp 3N-VTC16 tổ chức tại ấp 1, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 18.10 vừa qua.

28/10/2015
Phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng bè Phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng bè

Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe...

28/10/2015
Chinh phục đầm trũng, thu 20 tỷ đồng mỗi năm Chinh phục đầm trũng, thu 20 tỷ đồng mỗi năm

Năm 1995, xã Sơn Vi thực hiện chính sách giao khoán các diện tích đất đồi hoang hóa, đất ruộng sình lầy và mặt nước ao hồ lâu nay khai thác kém hiệu quả kinh tế, để giao cho các hộ nhận khoán xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

28/10/2015