Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tằm bằng lá sắn cho thu nhập cao

Nuôi tằm bằng lá sắn cho thu nhập cao
Ngày đăng: 04/11/2015

Kỹ thuật nuôi tằm bằng lá sắn cũng đơn giản như nuôi tằm bằng lá dâu thông thường do có thể nuôi tằm bằng nong hoặc đóng giàn…

Bên cạnh đó, công đầu tư để chăm sóc tằm cũng ít hơn so với phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác; mỗi ngày chỉ cần cho tằm ăn từ 4 - 5 lần, chỉ những khi tằm ăn dỗi thì cần tăng số lượng cho ăn lên 6 - 7 lần.

Theo hạch toán của những người nông dân chăn nuôi tằm tại thị trấn Vinh Quang, mỗi nong tằm chỉ cần đầu tư khoảng 100 nghìn đồng tiền giống (trứng tằm) thì sau khoảng 15 ngày có thể thu được từ 12 - 15kg tằm thịt (sâu và nhộng tằm), với giá bán bình quân như hiện nay từ 100 - 120 ngìn đồng/kg thì mỗi nong tằm cho thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 1,2 - 1,3 triệu đồng/nong.

Như vậy, trong một vụ sắn khoảng 6 tháng thì mỗi nong tằm sẽ có thu nhập từ 14 - 15 triệu đồng/nong tằm; mỗi gia đình chỉ cần nuôi 20 nong tằm thì sau 6 tháng sẽ có nguồn thu nhập từ 280 – 300 triệu đồng.

Ngoài ra, nuôi tằm bằng lá sắn có thể giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi trong các gia đình ở vùng núi.

Bên cạnh đó, lá sắn là nguồn thức ăn luôn sẵn có và dồi dào tại các huyện vùng cao.

Các gia đình ở vùng núi đều có thể tận dụng các diện tích vườn đồi để trồng sắn nhằm thu hoạch củ làm thức ăn hoặc chăn nuôi và lấy lá phát triển chăn nuôi tằm Vì vậy có thể nói, mô hình phát triển nuôi tằm bằng lá sắn là mô hình phát triển kinh tế kết hợp mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân miền núi.

Anh Lý Hồng Thái là gia đình tiên phong trong phong trào nuôi tằm bằng lá sắn tại thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì cho biết: Nuôi tằm bằng lá sắn là một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhưng để phát triển nuôi tằm hiệu quả thì nhà nuôi tằm phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

So với nuôi tằm bằng lá dâu thì nuôi tằm bằng lá sắn cho hiệu quả gấp nhiều lần.

Bên cạnh đó, tằm ăn lá sắn lại ít bị bệnh và chịu được thời tiết khắc nghiệt hơn so với tằm ăn lá dâu và thời gian lại sinh trưởng lại nhanh hơn.

Chỉ cần vài ha trồng sắn là mỗi năm có thể thu được cả trăm triệu đồng nhờ nuôi tằm, đó là chưa tính đến nguồn lợi từ củ sắn.

Từ hiệu quả thiết thực trong phát triển chăn nuôi tằm bằng lá sắn, UBND huyện Hoàng Su Phì có kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình nuôi tằm bằng lá sắn tại các xã có điều kiện thích hợp trong những năm tới.

Bên cạnh đó, UBND huyện Hoàng Su Phì cũng xúc tiến nguồn tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi tằm lá sắn cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Mía Từ Nuôi Cấy Mô, Đạt Năng Suất 85 Tấn/ha Trồng Mía Từ Nuôi Cấy Mô, Đạt Năng Suất 85 Tấn/ha

Đối với giống K95-156 đẻ nhánh khỏe, phát triển rất nhanh, lóng lớn và dài, chịu hạn tốt, năng suất trên 85 tấn/ha. Cả 2 giống mía trồng theo mô hình không tưới nước.

08/12/2013
Nuôi Ếch, Một Lời Ba Nuôi Ếch, Một Lời Ba

Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.

27/12/2013
An Giang Đứng Đầu Về Xã Hội Hóa Giống Lúa An Giang Đứng Đầu Về Xã Hội Hóa Giống Lúa

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL: “Với diện tích sản xuất lúa giống năm 2013 của An Giang là 22.338 héc-ta, sản lượng lúa giống đưa ra thị trường cả nước 138.500 tấn, An Giang trở thành tỉnh đứng đầu về xã hội hóa giống lúa”.

08/12/2013
Cây Bơ Cho “Trái Vàng” Cây Bơ Cho “Trái Vàng”

Không ít người tò mò tìm đến xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ - Đồng Nai) để chiêm ngưỡng những cây bơ cho “trái vàng”. Bởi chỉ thu hoạch 2-3 cây bơ đã có thể mua được cả lượng vàng.

27/12/2013
Phát Triển Trồng Cây Đinh Lăng Dược Liệu Ở Hải Hậu Phát Triển Trồng Cây Đinh Lăng Dược Liệu Ở Hải Hậu

Huyện Hải Hậu (Nam Định) có 15.000ha đất nông nghiệp, trong đó 11.000ha đất trồng lúa, 4.000ha trồng màu và vườn tạp. Những năm qua, nhân dân trong huyện đã nỗ lực phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

08/12/2013