Nuôi tằm bằng lá sắn cho thu nhập cao
Kỹ thuật nuôi tằm bằng lá sắn cũng đơn giản như nuôi tằm bằng lá dâu thông thường do có thể nuôi tằm bằng nong hoặc đóng giàn…
Bên cạnh đó, công đầu tư để chăm sóc tằm cũng ít hơn so với phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác; mỗi ngày chỉ cần cho tằm ăn từ 4 - 5 lần, chỉ những khi tằm ăn dỗi thì cần tăng số lượng cho ăn lên 6 - 7 lần.
Theo hạch toán của những người nông dân chăn nuôi tằm tại thị trấn Vinh Quang, mỗi nong tằm chỉ cần đầu tư khoảng 100 nghìn đồng tiền giống (trứng tằm) thì sau khoảng 15 ngày có thể thu được từ 12 - 15kg tằm thịt (sâu và nhộng tằm), với giá bán bình quân như hiện nay từ 100 - 120 ngìn đồng/kg thì mỗi nong tằm cho thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 1,2 - 1,3 triệu đồng/nong.
Như vậy, trong một vụ sắn khoảng 6 tháng thì mỗi nong tằm sẽ có thu nhập từ 14 - 15 triệu đồng/nong tằm; mỗi gia đình chỉ cần nuôi 20 nong tằm thì sau 6 tháng sẽ có nguồn thu nhập từ 280 – 300 triệu đồng.
Ngoài ra, nuôi tằm bằng lá sắn có thể giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi trong các gia đình ở vùng núi.
Bên cạnh đó, lá sắn là nguồn thức ăn luôn sẵn có và dồi dào tại các huyện vùng cao.
Các gia đình ở vùng núi đều có thể tận dụng các diện tích vườn đồi để trồng sắn nhằm thu hoạch củ làm thức ăn hoặc chăn nuôi và lấy lá phát triển chăn nuôi tằm Vì vậy có thể nói, mô hình phát triển nuôi tằm bằng lá sắn là mô hình phát triển kinh tế kết hợp mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân miền núi.
Anh Lý Hồng Thái là gia đình tiên phong trong phong trào nuôi tằm bằng lá sắn tại thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì cho biết: Nuôi tằm bằng lá sắn là một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhưng để phát triển nuôi tằm hiệu quả thì nhà nuôi tằm phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
So với nuôi tằm bằng lá dâu thì nuôi tằm bằng lá sắn cho hiệu quả gấp nhiều lần.
Bên cạnh đó, tằm ăn lá sắn lại ít bị bệnh và chịu được thời tiết khắc nghiệt hơn so với tằm ăn lá dâu và thời gian lại sinh trưởng lại nhanh hơn.
Chỉ cần vài ha trồng sắn là mỗi năm có thể thu được cả trăm triệu đồng nhờ nuôi tằm, đó là chưa tính đến nguồn lợi từ củ sắn.
Từ hiệu quả thiết thực trong phát triển chăn nuôi tằm bằng lá sắn, UBND huyện Hoàng Su Phì có kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình nuôi tằm bằng lá sắn tại các xã có điều kiện thích hợp trong những năm tới.
Bên cạnh đó, UBND huyện Hoàng Su Phì cũng xúc tiến nguồn tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi tằm lá sắn cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Trong các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi, nổi lên Dự án “Ngân hàng bò” do T.Ư Hội Chữ Thập đỏ (CTĐ) Việt Nam được triển khai, thực hiện từ năm 2010 trên địa bàn 6 huyện 30a.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận, năm 2014 sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận ước đạt 14.600 tấn, tăng 6,9% so với năm trước. Lợi thế về sản xuất tôm giống tiếp tục được duy trì, sản xuất và tiêu thụ tôm giống tăng cao, ước đạt 25 tỷ post, đạt 250% KH, tăng 43,7% so năm trước.

Chuyến biển ngắn, sản lượng và giá bán sản phẩm khá cao (110 ngàn đồng/kg), trong khi đó giá xăng dầu giảm mạnh, nên đã giảm được chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất. Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi thuyền viên trên tàu được chia trên 4 triệu đồng, ai cũng phấn khởi. Sắm “tổn” xong chúng tôi tiếp tục ra khơi ngay”.

Lái Thiêu, một trong những vựa trái cây nổi danh nhất Việt Nam, vẫn được xếp chiếu trên với nhiều loại đặc sản, nhưng cũng đang phải vật vã cạnh tranh với hoa quả Trung Quốc giá rẻ.

Tổng Cục Thủy sản vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đây là dịp để những người làm công tác quản lý liên quan đến nguồn lợi thủy sản của các địa phương trao đổi, thảo luận về việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nuôi thủy sản tốt Việt Nam) trong nuôi trồng thủy sản.