Nuôi Sò Lãi Chắc

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.
Vụ sò năm nay anh Hoàng mạnh dạn đầu tư thả 5 tấn giống kích cỡ 60 con/kg, với giá đầu tư 10-15 ngàn đồng/kg cho 12 ô (mỗi ô 60 m2). Sau hơn 5 tháng nuôi thu hoạch được 10 tấn, bán với giá 20-25 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi hơn 100 triệu đồng.
Tương tự, hộ gần bên gia đình anh Vi Thanh Đông cho biết, gia đình anh thả nuôi 5 ô gồm các loại sò như sò lông, sò huyết, sò mồng với giá đầu tư 40 triệu đồng, sau 5 tháng thả nuôi thu hoạch gần 120 triệu đồng, trừ chi phí, lãi hơn nửa.
“Nuôi sò lợi nhuận không cao bằng đối tượng thuỷ sản khác, chỉ 1 vốn 1 lời, nhưng khi đã thả nuôi thì thắng chắc. Mấy năm qua gia đình tôi chỉ đầu tư nuôi sò vì đầu tư không tốn chi phí thức ăn, không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt không đáng kể nhờ vậy kinh tế gia đình ngày càng khá hơn”, anh Đông chia sẻ.
Theo kinh nghiệm thực tế của người nuôi, sò có đặc tính di chuyển chậm cho nên cách nuôi rất đơn giản. Dùng lưới mùng khoanh ô, chân lưới chon chôn sâu dưới đáy từ 20 - 30 cm, chiều cao 0,3 m. Mỗi ô có quy mô từ 60 - 100 m2 để dễ quản lý và khai thác.
Trung bình mỗi ô thả từ 3 tạ - 1 tấn giống, kích cỡ từ 60-70 con/kg. Bãi nuôi được chọn nơi có đất cát pha bùn, thuỷ triều lên xuống, mặt nước xuống thấp nhất 0,5 m.
Thời gian thả nuôi đến khi thu hoạch từ 5 - 6 tháng. Trung bình cứ thả 1 kg giống thu hoạch được 2 - 2,5 kg sò thương phẩm, với giá thị trường hiện nay dao động từ 20 - 50 ngàn/kg (tuỳ loại sò), sau khi trừ tất cả chi phí người nuôi lãi khá.
Hiện nghề nuôi sò ở phường Cam Phúc Bắc đã thu hút khoảng 40 hộ tham gia. Hầu hết người nuôi đối tượng này đều có lãi. Tuy nhiên đều trăn trở nhất của bà con là con giống bởi nguồn giống lâu nay chủ yếu được khai thác trong tự nhiên nên rất bị động.
Có thể bạn quan tâm

Các xã ven biển của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã từng được quy hoạch là vùng nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích thả nuôi khoảng 300 ha/năm. Thế nhưng, các vùng nuôi tôm trọng điểm này hiện chỉ là vùng đất hoang vắng. Hàng chục hồ nuôi tôm trơ đáy, các máy sục khí hoen rỉ nằm chất đống... là những gì sót lại sau nhiều vụ nuôi tôm thất bát.

Vụ hè thu năm nay, huyện Tịnh Biên (An Giang) phát triển “Cánh đồng lớn” 1.176 héc-ta. Trong đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang thực hiện chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại xã Tân Lập, với diện tích 660 héc-ta; Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện tại các xã Núi Voi, Tân Lập, Tân Lợi, Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Hảo…, với diện tích 516 héc-ta.

Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh “trầm kha” của ngành chế biến hải sản trong nhiều năm trở lại đây vì nguồn cung trong nước không bảo đảm. Ngoài ra còn do tình trạng thương nhân Trung Quốc thu mua hải sản vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết: Hiện nay, vùng Tứ giác Long Xuyên có khoảng 60 ha diện tích lúa mùa nổi, tập trung ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà. Đa phần người dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân, thuốc BVTV mà chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hạt gạo sạch và dinh dưỡng cao.

Từ năm 2012, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ triển khai Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với mô hình “Cánh đồng lớn (CĐL) áp dụng 1 phải, 5 giảm” kết hợp đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất...