Nuôi Sò Lãi Chắc

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.
Vụ sò năm nay anh Hoàng mạnh dạn đầu tư thả 5 tấn giống kích cỡ 60 con/kg, với giá đầu tư 10-15 ngàn đồng/kg cho 12 ô (mỗi ô 60 m2). Sau hơn 5 tháng nuôi thu hoạch được 10 tấn, bán với giá 20-25 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi hơn 100 triệu đồng.
Tương tự, hộ gần bên gia đình anh Vi Thanh Đông cho biết, gia đình anh thả nuôi 5 ô gồm các loại sò như sò lông, sò huyết, sò mồng với giá đầu tư 40 triệu đồng, sau 5 tháng thả nuôi thu hoạch gần 120 triệu đồng, trừ chi phí, lãi hơn nửa.
“Nuôi sò lợi nhuận không cao bằng đối tượng thuỷ sản khác, chỉ 1 vốn 1 lời, nhưng khi đã thả nuôi thì thắng chắc. Mấy năm qua gia đình tôi chỉ đầu tư nuôi sò vì đầu tư không tốn chi phí thức ăn, không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt không đáng kể nhờ vậy kinh tế gia đình ngày càng khá hơn”, anh Đông chia sẻ.
Theo kinh nghiệm thực tế của người nuôi, sò có đặc tính di chuyển chậm cho nên cách nuôi rất đơn giản. Dùng lưới mùng khoanh ô, chân lưới chon chôn sâu dưới đáy từ 20 - 30 cm, chiều cao 0,3 m. Mỗi ô có quy mô từ 60 - 100 m2 để dễ quản lý và khai thác.
Trung bình mỗi ô thả từ 3 tạ - 1 tấn giống, kích cỡ từ 60-70 con/kg. Bãi nuôi được chọn nơi có đất cát pha bùn, thuỷ triều lên xuống, mặt nước xuống thấp nhất 0,5 m.
Thời gian thả nuôi đến khi thu hoạch từ 5 - 6 tháng. Trung bình cứ thả 1 kg giống thu hoạch được 2 - 2,5 kg sò thương phẩm, với giá thị trường hiện nay dao động từ 20 - 50 ngàn/kg (tuỳ loại sò), sau khi trừ tất cả chi phí người nuôi lãi khá.
Hiện nghề nuôi sò ở phường Cam Phúc Bắc đã thu hút khoảng 40 hộ tham gia. Hầu hết người nuôi đối tượng này đều có lãi. Tuy nhiên đều trăn trở nhất của bà con là con giống bởi nguồn giống lâu nay chủ yếu được khai thác trong tự nhiên nên rất bị động.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay bên cạnh 8.000ha lúa đông xuân xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn, một số diện tích lúa nông dân ở huyện Hồng Ngự tự ý xuống giống sớm cũng đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Do xuống giống trái mùa nên chi phí đầu tư sản xuất cũng như phòng, chống dịch bệnh trên lúa phát sinh nhiều, dẫn đến lợi nhuận đạt thấp.

Hiện nay đã thu hoạch hơn 3ha, số diện tích này do xuống giống sớm bị ảnh hưởng nhiều đám mưa to, dưa bị thúi trái nên năng suất giảm khoảng 50% so với năng suất trung bình. Mỗi công dưa nông dân thu hoạch cao nhất chỉ được 1 tấn trái, vì vậy số diện tích này nông dân chắc chắn thua lỗ.

Anh Phạm Hoàng Khanh, Cán bộ Bảo vệ thực vật thị trấn Long Mỹ, thông tin: Ngoài tập trung đầu tư hạ tầng đê bao đồng bộ thì công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân cũng được lực lượng chuyên môn thị trấn, huyện, cùng các doanh nghiệp tham gia thực hiện mạnh mẽ.

Trong vài năm trở lại đây, ngoài trái bưởi Năm Roi thương phẩm thì Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành đã tạo dáng cho trái bưởi có giá trị cao gấp nhiều lần so với bưởi thường. Và giờ đây, cũng từ việc tạo dáng, các thành viên CLB cho ra thị trường loại sản phẩm mới là trái đào tiên hồ lô vào dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Hiện nay một số loại rau màu vụ đông trồng sớm, có thời gian sinh trưởng ngắn như: bí xanh, dưa chuột bao tử, su hào, cải bắp, súp lơ, cà chua… đang cho thu hoạch. Bí xanh được bán với giá 4.500-5.000 đồng/kg; dưa chuột xuất khẩu giá 5.000-7.000 đồng/kg; cải bắp giá 5.000-6.000 đồng/cây; su hào 3.000-4.000 đồng/củ; cà chua 6.000-7.000 đồng/kg… cho thu nhập cao hơn, sản phẩm dễ tiêu thụ hơn so với chính vụ.