Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Sò Lãi Chắc

Nuôi Sò Lãi Chắc
Ngày đăng: 23/09/2013

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.

Vụ sò năm nay anh Hoàng mạnh dạn đầu tư thả 5 tấn giống kích cỡ 60 con/kg, với giá đầu tư 10-15 ngàn đồng/kg cho 12 ô (mỗi ô 60 m2). Sau hơn 5 tháng nuôi thu hoạch được 10 tấn, bán với giá 20-25 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi hơn 100 triệu đồng.

Tương tự, hộ gần bên gia đình anh Vi Thanh Đông cho biết, gia đình anh thả nuôi 5 ô gồm các loại sò như sò lông, sò huyết, sò mồng với giá đầu tư 40 triệu đồng, sau 5 tháng thả nuôi thu hoạch gần 120 triệu đồng, trừ chi phí, lãi hơn nửa.

“Nuôi sò lợi nhuận không cao bằng đối tượng thuỷ sản khác, chỉ 1 vốn 1 lời, nhưng khi đã thả nuôi thì thắng chắc. Mấy năm qua gia đình tôi chỉ đầu tư nuôi sò vì đầu tư không tốn chi phí thức ăn, không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt không đáng kể nhờ vậy kinh tế gia đình ngày càng khá hơn”, anh Đông chia sẻ.

Theo kinh nghiệm thực tế của người nuôi, sò có đặc tính di chuyển chậm cho nên cách nuôi rất đơn giản. Dùng lưới mùng khoanh ô, chân lưới chon chôn sâu dưới đáy từ 20 - 30 cm, chiều cao 0,3 m. Mỗi ô có quy mô từ 60 - 100 m2 để dễ quản lý và khai thác.

Trung bình mỗi ô thả từ 3 tạ - 1 tấn giống, kích cỡ từ 60-70 con/kg. Bãi nuôi được chọn nơi có đất cát pha bùn, thuỷ triều lên xuống, mặt nước xuống thấp nhất 0,5 m.

Thời gian thả nuôi đến khi thu hoạch từ 5 - 6 tháng. Trung bình cứ thả 1 kg giống thu hoạch được 2 - 2,5 kg sò thương phẩm, với giá thị trường hiện nay dao động từ 20 - 50 ngàn/kg (tuỳ loại sò), sau khi trừ tất cả chi phí người nuôi lãi khá.

Hiện nghề nuôi sò ở phường Cam Phúc Bắc đã thu hút khoảng 40 hộ tham gia. Hầu hết người nuôi đối tượng này đều có lãi. Tuy nhiên đều trăn trở nhất của bà con là con giống bởi nguồn giống lâu nay chủ yếu được khai thác trong tự nhiên nên rất bị động.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Hóa dừng xây dựng đề án quy hoạch cây mắc ca Thanh Hóa dừng xây dựng đề án quy hoạch cây mắc ca

Ngày 19.7, Sở NNPTNT Thanh Hóa, cho biết ngành nông nghiệp tỉnh này khuyến cáo tuyệt đối không được trồng rộng rãi cây mắc ca ở những diện tích chưa qua khảo nghiệm.

20/07/2015
Hồng hoa cây dược liệu quý giúp thoát nghèo Hồng hoa cây dược liệu quý giúp thoát nghèo

Hồng hoa là loại cây dược liệu quý, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. So với các cây trồng ngắn ngày truyền thống, như: sắn, ngô, lúa, đậu, lạc... trồng hồng hoa mang lại lợi nhuận cao hơn.

20/07/2015
Trồng 200 cây chanh đào, lãi 100 triệu đồng Trồng 200 cây chanh đào, lãi 100 triệu đồng

Những ngày này, vườn chanh đào của gia đình anh Nguyễn Văn Sửu, thôn Bãi Cả, xã Tiên Lục (Lạng Giang) có nhiều thương lái và người dân trong huyện đến thăm, thu mua.

20/07/2015
Những lưu ý trong việc bón phân cho lúa vụ mùa Những lưu ý trong việc bón phân cho lúa vụ mùa

Để có một vụ mùa ăn chắc bà con cần chú ý chăm sóc cho cây lúa đặc biệt việc sử dụng phân bón cho cây lúa vụ mùa, cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.

20/07/2015
Lắp giàn loa trên mái nhà nuôi chim yến, kiếm tiền tỷ mỗi năm Lắp giàn loa trên mái nhà nuôi chim yến, kiếm tiền tỷ mỗi năm

Lâu nay tôi vẫn hình dung chim yến làm tổ trên các hòn đảo ven biển miền Trung. Lần này về Quy Nhơn (Bình Định), tôi thật sự thú vị khi thấy việc nuôi chim yến trong nhà quá đơn giản và với nguồn thu nhập thật lớn.

20/07/2015