Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Hàm Rồng (Cà Mau)

Không phụ thuộc vào con tôm, nhiều năm qua, hội viên Cựu chiến binh (CCB) ấp Truyền Huấn, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn (Cà Mau) áp dụng thành công mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm.
Người tiên phong thực hiện mô hình này và vận động hội viên CCB cùng thực hiện là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hàm Rồng Phan Văn Đấu. Đến nay, trong ấp Truyền Huấn có 12 hộ nuôi sò huyết trong vuông tôm, thu nhập hơn 50 triệu đồng/vụ.
Một lời một
Trong cái nắng như cháy da, ông Đấu vẫn trầm mình dưới ao để mò sò. Chỉ sau 10 phút, ông đã mò được hơn 3 kg sò huyết loại 50 con/kg. Ông phấn khởi cho biết: “Tôi mới bán xong 400 kg chỉ trong 1 ngày, số sò còn lại khoảng trên 500 kg thương lái ngày nào cũng gọi điện hỏi mua nhưng tôi chưa bán”.
Ông Đấu cho biết, qua thông tin báo, đài, ông nhận thấy con sò thích nghi tốt trong vuông tôm, nhất là vùng đất có phù sa bồi lắng như quê ông. Vì thế, đầu năm 2012, ông bắt tay vào thực hiện mô hình này và đã thu về trên 20 triệu đồng từ 100 kg sò giống. Năm 2013, qua 7 tháng nuôi, ông thu hơn 1,8 tấn sò thương phẩm, lãi trên 100 triệu đồng. Hiện tại ông đã thu được 40 triệu đồng, nếu tính số sò còn lại trong vuông thì thu nhập cũng trên 40 triệu đồng nữa.
Cũng với mô hình này, ông Thạch Văn Lel, hội viên CCB ấp Truyền Huấn, nhận định: “Mặc dù vốn ban đầu bỏ ra cao nhưng khi nuôi thì 1 lời 1, thậm chí lời 2. Những hộ có kinh nghiệm nuôi, chọn giống tốt thì 1 lời đến 3. Như con giống loại 300 con/kg chỉ sau 7 tháng nuôi, sò đạt trọng lượng 50-60 con/kg; tính ra, 1 kg sò giống cho 5-6 kg sò thương phẩm”. Chính hiệu quả này nên từ 1-2 hộ nuôi ban đầu, hiện nay đã có 12 hộ nuôi và có thu nhập từ 50 triệu đồng/vụ nuôi trở lên.
Nhân rộng mô hình
Theo số liệu tổng hợp của Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, hiện toàn huyện có 30-40% số hộ thả nuôi sò trong vuông tôm, diện tích khoảng 800 ha, tập trung nhiều ở xã Đất Mới, Hàm Rồng, Hiệp Tùng, Lâm Hải...
Ông Thạch Văn Lel thông tin: “Đa số hộ nuôi sò đã trả được nợ ngân hàng. Nhiều hội viên muốn thực hiện mô hình này nhưng còn thiếu vốn và hạn chế về kỹ thuật”.
“Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn đang khuyến kích các hộ dân có điều kiện thực hiện nuôi sò huyết trong vuông tôm để nâng cao thu nhập. Đồng thời, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để bảo đảm đầu ra cho người nuôi sò. Song song đó, tổ chức hội thảo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân”, ông Trương Quốc Duẫn, Phó Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho hay.
Thời tiết ngày càng biến đổi, môi trường nuôi ngày càng khó khăn cho con tôm phát triển thì sò huyết đang cho nguồn thu cao và ổn định. Qua đó, tạo thêm lòng tin cho hội viên CCB ấp Truyền Huấn, xã Hàm Rồng tiếp tục phát huy diện tích thả nuôi, nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Thiên nhiên thật hào phóng, ban tặng cho người dân ở vùng châu thổ Mê Kông một loài cá quý có tên là bông lau (loài hoa trắng). Cá thuộc loại da trơn, thịt trắng, thơm ngon. Giới sành điệu gọi là “đệ nhất da trơn” vì có giá trị cao gấp 10 lần cá tra. Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, cơn gió chướng bắt đầu thổi, là lúc người dân trong vùng bước vào mùa đánh bắt.

Là huyện trung du miền núi thấp, trừ một số ít xã nằm dọc đôi bờ sông Lam, đất Thanh Chương (Nghệ An) là cả một chuỗi nối nhau của những quả đồi hình bát úp. Ở đó, dưới tán mít, đồi cọ trải dài, những chú gà thơ thẩn kiếm ăn đã làm nên một thương hiệu riêng không thể lẫn - gà đồi Thanh Chương, góp thêm một món ăn độc đáo của vùng đất này ngoài quả tro, nhút mít.