Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Mô Hình Mang Lại Hiệu Quả Cao Ở Đông Thới (Cà Mau)

Do trong quá trình nuôi ít tốn kém nên con sò huyết hiện nay đang được nhiều người dân xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), đầu tư phát triển.
Anh Trương Quang Khải, ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, cho biết, gia đình chỉ hơn 2 công vuông, thu nhập từ con tôm không đủ trang trải, anh thả nuôi thêm sò huyết. Chỉ sau 8 tháng nuôi anh thu hoạch được trên 60 triệu đồng.
Khi con tôm bấp bênh bởi dịch bệnh, sò thương phẩm lại có giá (sò loại 60 con/kg giá 60.000 đồng; loại 20 con/kg giá 130.000 đồng), kỹ thuật nuôi đơn giản, không cần cho ăn, không sử dụng các loại thuốc, hoá chất, những vùng có thuỷ triều lên xuống và phù sa nhiều là có thể nuôi được sò nên nhiều người dân ở xã Đông Thới rất phấn khởi và mạnh dạn phát triển mô hình sò nuôi trong vuông tôm, các bãi ven sông.
Hiện tại, các tuyến sông trên địa bàn xã cũng cung cấp một lượng sò giống khá lớn cho người nuôi nơi đây. Nhờ thế, giải quyết khá nhiều công ăn, việc làm mang lại thu nhập cho những hộ nghèo, hộ không đất sản xuất.
Từ kinh nghiệm nuôi những năm đầu chuyển dịch, anh Trần Văn Út chia sẻ: "Nuôi sò huyết ít xảy ra dịch bệnh và khi có dịch thì hộ nuôi vẫn lấy được vốn và có lãi bởi dịch bệnh thường xảy ra ở giai đoạn sò từ 4 tháng tuổi. Để hạn chế dịch bệnh, người nuôi nên thả dày, khoảng 30 con/m2 là vừa”.
Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thới Lê Hoàng Anh cho biết, chính hiệu quả của con sò huyết mang lại trong 2 năm qua nên từ 2 ấp có dân nuôi sò, nay đã phát triển ra trong toàn xã. Theo đó, xã đang hình thành thêm 5 tổ hợp tác, nâng tổng số đến nay là 8 tổ hợp tác nuôi sò. Bên cạnh đó, xã tiếp tục tập huấn kỹ thuật để người dân thực hiện mô hình hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trung bình nhập khẩu tôm vào Mỹ giảm 20% so với cùng kỳ năm 2014 từ 11,79 USD xuống 9,42 USD/kg.

Ngày 18/11, tại Bạc Liêu, Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị quản lý và phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ.

Thông tin từ Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Quốc hội Hoa Kỳ và các nước tán thành, thuế suất tất cả hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này sẽ được xóa bỏ.

Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở khu vực miền Tây Nam bộ thường bị đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.

Trong khi siêu thị nội địa đưa ra mức chiết khấu đối với DN thủy sản tối đa 10%, có nơi chỉ 5 - 6% thì siêu thị ngoại yêu cầu chiết khấu tới 20-25%.