Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Mô Hình Mang Lại Hiệu Quả Cao Ở Đông Thới (Cà Mau)

Do trong quá trình nuôi ít tốn kém nên con sò huyết hiện nay đang được nhiều người dân xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), đầu tư phát triển.
Anh Trương Quang Khải, ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, cho biết, gia đình chỉ hơn 2 công vuông, thu nhập từ con tôm không đủ trang trải, anh thả nuôi thêm sò huyết. Chỉ sau 8 tháng nuôi anh thu hoạch được trên 60 triệu đồng.
Khi con tôm bấp bênh bởi dịch bệnh, sò thương phẩm lại có giá (sò loại 60 con/kg giá 60.000 đồng; loại 20 con/kg giá 130.000 đồng), kỹ thuật nuôi đơn giản, không cần cho ăn, không sử dụng các loại thuốc, hoá chất, những vùng có thuỷ triều lên xuống và phù sa nhiều là có thể nuôi được sò nên nhiều người dân ở xã Đông Thới rất phấn khởi và mạnh dạn phát triển mô hình sò nuôi trong vuông tôm, các bãi ven sông.
Hiện tại, các tuyến sông trên địa bàn xã cũng cung cấp một lượng sò giống khá lớn cho người nuôi nơi đây. Nhờ thế, giải quyết khá nhiều công ăn, việc làm mang lại thu nhập cho những hộ nghèo, hộ không đất sản xuất.
Từ kinh nghiệm nuôi những năm đầu chuyển dịch, anh Trần Văn Út chia sẻ: "Nuôi sò huyết ít xảy ra dịch bệnh và khi có dịch thì hộ nuôi vẫn lấy được vốn và có lãi bởi dịch bệnh thường xảy ra ở giai đoạn sò từ 4 tháng tuổi. Để hạn chế dịch bệnh, người nuôi nên thả dày, khoảng 30 con/m2 là vừa”.
Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thới Lê Hoàng Anh cho biết, chính hiệu quả của con sò huyết mang lại trong 2 năm qua nên từ 2 ấp có dân nuôi sò, nay đã phát triển ra trong toàn xã. Theo đó, xã đang hình thành thêm 5 tổ hợp tác, nâng tổng số đến nay là 8 tổ hợp tác nuôi sò. Bên cạnh đó, xã tiếp tục tập huấn kỹ thuật để người dân thực hiện mô hình hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Nafiqad cho biết, dự kiến ngày 20/10 tới, đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn dịch bệnh thủy sản của Việt Nam và kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP một số DN chế biến thủy sản có nhu cầu XK vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan.

Đặc biệt trong tháng 9 vừa rồi, có tới 19.500 con bò Úc được nhập về khu vực quản lý của Cơ quan Thú y vùng VI, cao gấp hơn 2 lần so với tháng 8 (8.700 con). Như vậy, so với lượng bò Úc NK cả năm ngoái vào khu vực do Cơ quan Thú y vùng VI quản lý vào khoảng 66.000 con, thì lượng bò Úc đã NK trong 9 tháng qua, rõ ràng đã cao hơn hẳn.

Để tăng cường hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, tháng 11/2013, UBND TP.HCM đã kết hợp với Sở NN-PTNT, Công thương tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sau hội nghị, có thêm 33 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được kí kết giữa các đơn vị sản xuất và tiêu thụ. Đến cuối tháng 9/2014, đã có 55 hợp đồng tiêu thụ được thực hiện.

Chỉ trong một tuần ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động SXKD phân bón, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh đã lấy 37 mẫu phân hữu cơ và vô cơ gửi đi kiểm nghiệm. Kết quả, có 5 mẫu phân hữu cơ, 3 mẫu phân vô cơ không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn công bố.

Mặc dù vào cuối vụ ớt năm trước, nhiều hộ trồng ớt ở huyện Phù Mỹ (Bình Định) phải bỏ ớt chín ngoài ruộng vì giá giảm thê thảm, chỉ còn 2.000đ/kg.