Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Mô Hình Mang Lại Hiệu Quả Cao Ở Đông Thới (Cà Mau)

Do trong quá trình nuôi ít tốn kém nên con sò huyết hiện nay đang được nhiều người dân xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), đầu tư phát triển.
Anh Trương Quang Khải, ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, cho biết, gia đình chỉ hơn 2 công vuông, thu nhập từ con tôm không đủ trang trải, anh thả nuôi thêm sò huyết. Chỉ sau 8 tháng nuôi anh thu hoạch được trên 60 triệu đồng.
Khi con tôm bấp bênh bởi dịch bệnh, sò thương phẩm lại có giá (sò loại 60 con/kg giá 60.000 đồng; loại 20 con/kg giá 130.000 đồng), kỹ thuật nuôi đơn giản, không cần cho ăn, không sử dụng các loại thuốc, hoá chất, những vùng có thuỷ triều lên xuống và phù sa nhiều là có thể nuôi được sò nên nhiều người dân ở xã Đông Thới rất phấn khởi và mạnh dạn phát triển mô hình sò nuôi trong vuông tôm, các bãi ven sông.
Hiện tại, các tuyến sông trên địa bàn xã cũng cung cấp một lượng sò giống khá lớn cho người nuôi nơi đây. Nhờ thế, giải quyết khá nhiều công ăn, việc làm mang lại thu nhập cho những hộ nghèo, hộ không đất sản xuất.
Từ kinh nghiệm nuôi những năm đầu chuyển dịch, anh Trần Văn Út chia sẻ: "Nuôi sò huyết ít xảy ra dịch bệnh và khi có dịch thì hộ nuôi vẫn lấy được vốn và có lãi bởi dịch bệnh thường xảy ra ở giai đoạn sò từ 4 tháng tuổi. Để hạn chế dịch bệnh, người nuôi nên thả dày, khoảng 30 con/m2 là vừa”.
Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thới Lê Hoàng Anh cho biết, chính hiệu quả của con sò huyết mang lại trong 2 năm qua nên từ 2 ấp có dân nuôi sò, nay đã phát triển ra trong toàn xã. Theo đó, xã đang hình thành thêm 5 tổ hợp tác, nâng tổng số đến nay là 8 tổ hợp tác nuôi sò. Bên cạnh đó, xã tiếp tục tập huấn kỹ thuật để người dân thực hiện mô hình hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực tái đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm cung ứng cho thị trường cuối năm. Ðiều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang hồi phục.

Thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển và lan nhanh trên vật nuôi. Vì thế, ngành chức năng của huyện Vân Canh đã triển khai nhiều biện pháp giúp nông dân chủ động đối phó với dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) có thể xảy ra trên địa bàn.

Sau 3 năm thực hiện trồng chè sạch theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), Công ty TNHH một thành viên Chè Bàu Cạn đã từng bước nâng tầm thương hiệu sản phẩm chè, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.