Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng

Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng
Ngày đăng: 25/07/2015

Nhiều người đã thành công với các kiểu nuôi trên. Bên cạnh đó, còn không ít bà con gặp khó khăn trong quá trình nuôi, có những trường hợp tỷ lệ hao hụt rất lớn, có người nuôi 100 con sau 1 năm chỉ còn vài con.

Hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn ri voi với nhiều kiểu nuôi khác nhau, ở đây tôi xin chia sẻ với bà con vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi tích luỹ được qua những năm nuôi loài rắn này.

Có 2 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt khi nuôi rắn ri voi:

Thứ nhất, bà con chưa nắm được chính xác kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc rắn ri voi con chưa đúng cách, xây hồ không đúng tiêu chuẩn, cách bố trí các vật dụng trong hồ để tạo môi trường cho rắn sinh trưởng chưa phù hợp.

Thứ hai, chọn nguồn rắn giống không đạt chất lượng. Bà con phải hết sức lưu ý, nuôi rắn thương phẩm (rắn thịt) hoàn toàn khác với nuôi rắn để giống. Nếu nuôi rắn thương phẩm có thể nuôi trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nuôi rắn giống thì điều kiện khắt khe hơn nhiều, chẳng hạn như: hồ nuôi phải rộng, đầy đủ ánh sáng và gần giống với điều kiện tự nhiên. Rắn mẹ phải cho ăn đầy đủ (có ý kiến cho rằng rắn mẹ khi mang thai không nên cho ăn nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng sức khoẻ rắn mẹ, theo tôi quan điểm này hoàn toàn sai; có ăn đầy đủ thì rắn con sinh ra mới khoẻ mạnh, thích nghi với điều kiện môi trường (đặc biệt khi thời tiết thay đổi như mưa nhiều) và sinh trưởng tốt.

Xin có vài lời khuyên với bà con nuôi rắn:

Nghiên cứu kỹ thuật trước khi nuôi, bà con có thể nghiên cứu các tài liệu tin cậy (lưu ý không nên hoàn toàn tin tưởng vào các tài liệu, chủ yếu đọc để tích luỹ kinh nghiệm), tốt hơn hết là bà con đến các trại rắn lớn có uy tín để tham khảo kỹ thuật.

Chọn rắn giống có chất lượng, bà con không nên mua rắn giống không rõ nguồn gốc. Trước khi mua cần phải xem trại giống, xem nơi nuôi rắn bố mẹ có đạt tiêu chuẩn không. Rắn bố mẹ nuôi trong môi trường đạt chất lượng thì rắn con mới thật sự tốt.

Rắn con mới sinh ra có khả năng ăn mồi rất sớm, tuy nhiên nên chọn mua rắn sau khi sinh 1 tuần và đã cho ăn mồi ít nhất 1 lần. Nếu các trại giống có hỗ trợ nuôi cho khách hàng 1 tháng thì càng tốt (giá sẽ cao hơn).

Trên đây là vài kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với bà con để mọi người tham khảo thêm nhằm giúp bà con nuôi rắn đạt kết quả cao. Bà con cần tham khảo kỹ thuật hoặc muốn trực tiếp đến xem trại giống, xin liên hệ số điện thoại: 0919.579.357.


Có thể bạn quan tâm

3 ông lão Nhật nổi tiếng thế giới với cách làm nông không hóa chất 3 ông lão Nhật nổi tiếng thế giới với cách làm nông không hóa chất

Akinori Kimura, Masanobu Fukuoka và Takao Furuno tiêu biểu cho lòng tin vào cách làm nông không hóa chất. Truyền cảm hứng làm nông nghiệp sạch ngày nay

20/05/2017
Thành tỷ phú nhờ nuôi cá trên sông, nuôi gà siêu trứng Thành tỷ phú nhờ nuôi cá trên sông, nuôi gà siêu trứng

Đó là mô hình nuôi cá lồng trên sông của hộ ông Phạm Đình Chiểu và mô hình nuôi gà đẻ công nghiệp của ông Phạm Văn Tràng

23/05/2017
Cầm chắc 200 triệu đồng/năm từ 5 sào măng tây xanh Cầm chắc 200 triệu đồng/năm từ 5 sào măng tây xanh

Nông dân đầu tiên ở đất Cảng mạnh dạn đầu tư trồng măng tây. Hai năm nay, bình quân mỗi năm anh Cảnh lãi ròng 200 triệu đồng từ 5 sào “rau xanh cao cấp” này.

24/05/2017
Thuê đất trồng chanh tứ quí VietGAP cùng cây ăn quả, lãi 2 tỷ đồng mỗi năm Thuê đất trồng chanh tứ quí VietGAP cùng cây ăn quả, lãi 2 tỷ đồng mỗi năm

Tự đi Nga, Trung Quốc, Thái Lan học hỏi nghề nông, du nhập được 2 giống chanh quý mang về nước, thuê mượn đất chỉ chuyên canh cây chanh, lợi nhuận 2 tỷ/năm

25/05/2017
Trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP lãi gần 10 triệu đồng/sào Trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP lãi gần 10 triệu đồng/sào

Từ việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP, nhiều hộ dân ở xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thu lãi gần chục triệu đồng

27/05/2017