Nuôi Rắn Ri Voi Hiệu Quả Ở Bạc Liêu

Ông Lê Hồng Nguyên ở ấp Bình Tốt A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long (Bạc Liêu) xây 1.500 m2 hồ nuôi rắn ri voi, tường cao 1,2 m, rộng 5 m, dài 10 m, ngăn ra mỗi ô 20 m2, xử lý thật kỹ cho hết mùi xi măng.
Sau đó cho đất vào khoảng 30 cm xử lý bằng vôi đá, cho nước vào ngâm và xả bỏ từ 3 - 4 lần sau đó cấp nước vào chiều cao từ 20 - 30 cm.
Để tạo bóng mát, làm nơi trú ngụ cho rắn và cũng làm sạch môi trường ông thả lục bình khoảng 2/3 diện tích mặt nước. Mỗi ngày cho ăn 1 lần rải đều xung quanh hồ, thức ăn thừa của ngày hôm trước vớt bỏ; định kỳ 7 ngày thay nước 1 lần. Nhờ làm tốt khâu xử lý này mà 3 năm nuôi rắn chưa xảy ra bệnh. Rắn ri voi rất dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn ưa thích là cá không vẩy như cá trê, cá chốt. Thời gian nuôi từ 18 - 24 tháng rắn đạt trọng lượng trên 500g, sau 2 năm rắn đẻ.
Có thể bạn quan tâm

Châu Hưng A là một trong những xã nghèo của huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) chuyên SX lúa. Để phá thế độc canh cây lúa đưa nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, Sở KH-CN Bạc Liêu đã phối họp với Trường ĐH Cần Thơ xây dựng mô hình nuôi cá sặc rằn ở một số ấp trong xã.

Thời điểm này, người chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) đang tích cực chuẩn bị đàn gà bảo đảm chất lượng để đưa ra thị trường Hà Nội và các vùng lân cận dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc.

Mỗi tháng, một sào muồng trâu cho thu hoạch 3 tạ lá tươi trị giá 1,2 triệu đồng. Với hiệu quả này, hiện nay nhiều hộ dân ở xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tận dụng bờ bãi hoang, chuyển đổi diện tích cấy lúa không ăn chắc sang trồng muồng trâu.

Theo thống kê của UBND thị trấn Mường Khương (Lào Cai), do ảnh hưởng bởi mưa đá từ cuối tháng 3 nên năng suất cây quýt trên địa bàn thị trấn năm 2013 giảm tới 70% sản lượng so với năm 2012.