Nuôi Rắn Ri Voi Hiệu Quả Ở Bạc Liêu

Ông Lê Hồng Nguyên ở ấp Bình Tốt A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long (Bạc Liêu) xây 1.500 m2 hồ nuôi rắn ri voi, tường cao 1,2 m, rộng 5 m, dài 10 m, ngăn ra mỗi ô 20 m2, xử lý thật kỹ cho hết mùi xi măng.
Sau đó cho đất vào khoảng 30 cm xử lý bằng vôi đá, cho nước vào ngâm và xả bỏ từ 3 - 4 lần sau đó cấp nước vào chiều cao từ 20 - 30 cm.
Để tạo bóng mát, làm nơi trú ngụ cho rắn và cũng làm sạch môi trường ông thả lục bình khoảng 2/3 diện tích mặt nước. Mỗi ngày cho ăn 1 lần rải đều xung quanh hồ, thức ăn thừa của ngày hôm trước vớt bỏ; định kỳ 7 ngày thay nước 1 lần. Nhờ làm tốt khâu xử lý này mà 3 năm nuôi rắn chưa xảy ra bệnh. Rắn ri voi rất dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn ưa thích là cá không vẩy như cá trê, cá chốt. Thời gian nuôi từ 18 - 24 tháng rắn đạt trọng lượng trên 500g, sau 2 năm rắn đẻ.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 7-2014, Sở KH-CN đưa dự án “Xây dựng mô hình khảo nghiệm trồng hành lá và rau kết hợp phân bón khoáng chất Nano của Đức, hệ thống lưới ngăn côn trùng nguy hại và công nghệ tưới nhỏ giọt Israel theo hướng VietGap” vào ứng dụng thực tiễn.

Trứng vịt muối của Việt Nam đang được đánh giá có hương vị rất riêng và đang dần thu hút người tiêu dùng quốc tế.

Nông dân Lâm Đồng đã và đang thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) với các hợp phần hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chuỗi liên kết tiêu thụ của Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP), mang lại những hiệu quả tích cực về phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo vệ môi trường.

Ngày 24-9, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ kết hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội thảo đánh giá bộ giống lúa sản xuất trong vụ thu đông 2015 tại Hợp tác xã (HTX) Thới Tân (xã Thới Tân, huyện Thới Lai).

Qua 4 vụ (từ vụ đông xuân 2013 - 2014) sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn, đến cuối vụ hè thu năm 2015, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên tuyển chọn khảo nghiệm 3 giống lúa chịu mặn để sản xuất đại trà trên các cánh đồng ven biển của tỉnh.