Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Rắn Mối, Mô Hình Mới Ở Bình Thuận

Nuôi Rắn Mối, Mô Hình Mới Ở Bình Thuận
Ngày đăng: 07/12/2013

Mô hình nuôi rắn mối tại xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bình Thuận được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh triển khai cách đây chưa lâu. Kết quả cho thấy, con nuôi này có thể đem lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông nhàn, bởi vốn đầu tư không lớn và cũng không tốn nhiều công sức…

Đầu năm 2013, sau khi hoàn tất công đoạn xây dựng chuồng nuôi, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Bình Thuận tiến hành thả con giống. Lúc đó, hộ được chọn tham gia mô hình là bà Lê Thị Thanh Vân - ngụ xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh cũng rất phấn khởi khi nhận chăm sóc và bảo quản mô hình nuôi rắn mối lần đầu thực hiện tại địa phương.

Từ 500 con rắn mối giống ban đầu (trong đó có 300 con cái và 200 con đực), mô hình được quan tâm triển khai khá chu đáo từ khâu kỹ thuật chăm sóc đến nuôi dưỡng. Dù là đối tượng nuôi khá mới mẻ và kỳ vọng đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, song thực tế vốn đầu tư cho mô hình không cao và cũng không tốn nhiều công sức. Được biết mô hình tại hộ bà Lê Thị Thanh Vân thiết kế xây dựng chuồng trại trên diện tích 40 m2, phần mái chỉ lợp tôn một nửa để đủ che mưa. Vì với đối tượng này, ánh nắng là rất cần thiết nên khi được tắm nắng thường xuyên thì rắn mối càng mau lớn và ít bị dịch bệnh…

Trong khi đó, khâu chăm sóc đối tượng con nuôi nói trên cũng khá đơn giản: Chỉ việc cho ăn 3 lần trong ngày, định kỳ 2 - 3 ngày vệ sinh chuồng trại 1 lần và hàng tháng tiến hành sát trùng 1 lần. Thông thường rắn mối rất thích ăn mối, nhưng người nuôi cũng có thể cho ăn các loại côn trùng như ếch nhái nhỏ, cào cào, dế, dán, sâu gạo… Do vậy, mô hình đã lắp đặt thêm một bóng đèn chiếu sáng vào ban đêm nhằm mục đích sưởi ấm, đồng thời dẫn dụ côn trùng làm nguồn thức ăn bổ sung cho rắn mối.

Cán bộ kỹ thuật theo dõi mô hình cho biết, trong điều kiện nuôi nhốt thì rắn mối sau khi trưởng thành vẫn bắt đầu sinh sản lúc 6 - 7 tháng tuổi. Mỗi năm rắn mối mẹ sinh sản hai lần, mỗi lần có khoảng 8 - 15 rắn mối con trong một cái bọc và tự cắn bọc chui ra nên người nuôi cần tách riêng vào chuồng sinh sản có nhiều rơm rạ, lá chuối khô… Ngoài thức ăn tự nhiên là những con trùng nhỏ, rắn mối con còn được bổ sung dinh dưỡng bằng cách cho uống thêm sữa tươi, hột gà nhằm đảm bảo chế độ chăm sóc hợp lý.

Theo nhận xét của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Bình Thuận, đến nay đàn rắn mối nuôi tại hộ bà Lê Thị Thanh Vân (Đức Linh) vẫn phát triển và sinh sản tốt. Trong quá trình nuôi, hộ tham gia mô hình đã xuất bán tổng cộng 40 kg rắn mối thương phẩm, 1.000 con rắn mối giống với doanh thu 22.000.000 đồng. Hiện ở địa phương, giá bán rắn mối thương phẩm sau 4 - 6 tháng nuôi cũng khá hấp dẫn khoảng 300.000 đồng/kg, còn giá bán rắn mối con làm giống là 10.000 đồng/con. Như vậy đây là đối tượng con nuôi rất có triển vọng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông nhàn tại các vùng quê trên địa bàn tỉnh.

Vừa qua, mô hình nuôi rắn mối này đã được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN phối hợp Hội Nông dân các cấp ở Đức Linh tổ chức hội thảo đầu bờ. Qua đó cũng có một số hộ dân tìm hiểu, mong muốn nhân rộng vì mô hình không đòi hỏi diện tích đất lớn, chi phí xây dựng chuồng trại chưa đến 15 triệu đồng nhưng có thể sử dụng khoảng 20 năm. Điều quan trọng, đơn vị chức năng và địa phương ngoài định hướng và hỗ trợ kỹ thuật cho hộ dân tham gia nuôi đạt hiệu quả kinh tế thì cũng nên tính đến đầu ra một cách bền vững…


Có thể bạn quan tâm

Giống Lúa Nàng Xuân Và Nếp Lang Liêu Giống Lúa Nàng Xuân Và Nếp Lang Liêu

Mô hình đang được thực hiện với 50ha gieo cấy giống lúa Nàng Xuân và 1,5ha gieo cấy giống lúa nếp Lang Liêu tại 2 xã Tư Mại và Thắng Cương. Qua tham quan đầu bờ, các đại biểu đánh giá cao những ưu điểm vượt trội của 2 giống lúa này so với giống đối chứng Khang dân 18 như thời gian sinh trưởng tương đương với Khang dân, khả năng kháng bệnh khá, chống đổ tốt và hiệu quả kinh tế cao

26/07/2011
Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

11/05/2012
Thanh Hóa: Gồng Mình Chống Hạn Thanh Hóa: Gồng Mình Chống Hạn

Do nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 12.000 ha lúa thiếu nước. Ngành NN- PTNT đang chỉ đạo các Cty thủy nông thực hiện việc bơm nước liên tục để cứu lúa.

12/05/2012
Ngô, Lạc Mất Mùa Vì Hạn Ở Nghệ An Ngô, Lạc Mất Mùa Vì Hạn Ở Nghệ An

Đi khắp vùng bãi dọc sông Lam huyện Hưng Nguyên, vùng đồi núi của Nam Đàn, hay những diện tích lạc vùng đất cát pha Nghi Lộc, tất cả là một màu vàng trắng do cháy của ngô, màu xanh héo rũ xơ xác của lạc. Đã lâu lắm, chưa bao giờ cây màu vụ xuân của tỉnh Nghệ An đối mặt với hạn hán khốc liệt và thiệt hại nặng nề đến thế.

12/05/2012
Đất Chuyên Trồng Lúa Nước - Không Được Bỏ Hoang Từ 12 Tháng Trở Lên Đất Chuyên Trồng Lúa Nước - Không Được Bỏ Hoang Từ 12 Tháng Trở Lên

Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 1-7-2012. Theo đó, hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

14/05/2012